Lò Thị Loan

Cho vay nặng lãi, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Mẹ của tôi có vay một người quen vào ngày 23/9/2016 với số tiền là: 50.000.000 đ ( năm mươi triệu đồng ) có giầy biên nhận vay tiền nhưng chỉ mẹ tôi kí, lãi suất giấy đó không ghi rõ ràng, số tiền lãi thực tế đó là 5 nghìn / 1 triệu 1 ngày, trên giấy có ghi nội dụng là thế chấp bìa đỏ quyền sử dụng đất, để nhận được số tiền đó mẹ tôi phải kí và đi công chứng nhượng quyền sử dụng đất với người ta, vì là người quen nên tin tưởn

Cho tôi xin phép được hỏi vào nội dụng chính luôn ạ.Sự việc là thế này:Mẹ của tôi có vay một người quen vào ngày 23/9/2016 với số tiền là: 50.000.000 đ ( năm mươi triệu đồng ) có giầy biên nhận vay tiền nhưng chỉ mẹ tôi kí, lãi suất giấy đó không ghi rõ ràng, số tiền lãi thực tế đó là 5 nghìn / 1 triệu 1 ngày, trên giấy có ghi nội dụng là thế chấp bìa đỏ quyền sử dụng đất, để nhận được số tiền đó mẹ tôi phải kí và đi công chứng nhượng quyền sử dụng đất với người ta, vì là người quen nên tin tưởng. Đến ngày 23/10/2016: Có 1 tờ giầy biên nhận vay tiền mới để thay thế tờ cũ. Tờ giấy biện nhân vay tiền có ghi số tiền là 70.000.000 đ ( bảy mươi triệu đồng ) với lãi suất ghi ờ tờ giấy biên nhận là 2% / 1 tháng, nhưng thực tế vẫn là 5 nghìn đồng / 1triệu 1 ngày, nội dung có ghi thế chấp bìa đỏ và trả lãi hàng tháng, có ghi chú thích 31/12 vay thêm 10.000.000 đ ( mười triệu đồng )Đến giữa tháng 11/2016: lúc đó tôi chưa biết số tiền mẹ tôi nợ đã đẻ ra như vậy, tối chỉ được biết do mẹ tôi không có khả năng trả tiền lãi nên đã có định bán nhà để hạn chế số lãi tăng, và có nói với tôi là nợ nần lúc làm nhà, lúc đó tôi được biết là 40-50 triệuĐến ngày 21/1/2017:  Thời hạn lãi cũng đến và không trả được lãi, tờ giấy biên nhận mới này có ghi 100.000.000 đ ( một trăm triệu đồng ) và cũng ghi lãi suất 2% /1 thángnhiều lần có người mua nhà, nhưng không lấy được bìa đỏ từ người cho vay đó, người ta viện cớ đi đây đi đó, nên không bán được nhà. từ đó, các tháng cứ lãi mẹ đẻ lãi con.số tiền mẹ tối trực tiếp lấy từ người ta nhiều lần, chủ yếu là nợ nần cộng lại vào 130.000.000 đ( một trăm ba mươi triệu đồng ) theo tôi được biết, nhưng có thể sự thật không cầm đủ số đó, người cho vay đó là cho vay kiểu chuyên nghiệp lách luật có quen biết nhiều, quan chức và đầu gấu xã hội đen, còn nhưng tờ giấy biên nhận vay tiền khác tôi không được biết.Đến thời điểm hiện tại ngày 30/1/2018 tôi được biết tên chủ quyền sử dụng đất đã được mang tên người ta, và mẹ tôi cũng chỉ biết cách đây 1 tháng và phải kí vào giấy nợ 280.000.000 đ ( hai trăm tám mươi triệu đồng ) không thì sẽ mất nhà, mẹ tôi lo sợ và hiện tại muốn tìm cách bán nhà để gỡ gạc lại số đó, giá trị cả nhà cấp 4 và cả đất 80m2 đó vào khoảng 500-530 triệu.Tôi biết và không chấp nhận khoản lãi cao như vậy, tối có nói tình cảm với người ta là bớt đi nhiều một chút, chứ số đó với dân lao động là rất khó kiếm có bà 100 tuổi và 2 mẹ con nhưng người ta kiên quyết không và nói đến thời điểm hiện tại là 290.000.000 đ ( hai trăm chín mươi triệu đồng ) người ta chỉ giảm cho  còn 285.000.000 đ ( hai trăm tám mươi năm triệu đồng )Tôi hỏi rất nhiều người, họ chỉ nói dù có kiện người ta cũng chỉ giải quyết theo giấy tờ bên cho vay, mình chỉ thiệt, vì những người cho vay này họ biết mình không cả khả năng tài chính, không đủ điều kiện của ngân hàng nên tìm đến những quỹ đen, mọi giấy tờ họ đã xử lý hết, rất khó chứng minh được họ phạm tội.Vậy giờ tôi phải làm sao mong luật sư tư vấn giúp tôi nên giải quyết theo hướng nào là tốt nhất.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Nếu những việc bạn bạn nhờ tư vấn là sự thật thì việc mẹ bạn vay người kia 50.000.000đ với số tiền lãi 5 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày, tức là một tháng bạn phải trả tiền lãi là 150.000đ, một năm bạn phải trả tiền lãi là 1.800.000đ cho 1.000.000đ tiền vay, như vậy lãi suất cho vay là 180%, quá cao so với quy định của pháp luật.

Theo Điều 468 BLDS 2015 về lãi suất thì:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Mặt khác, theo quy định tại Điều 201 BLHS 2015 về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự thì:

“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy đinh của Điều 201 BLHS thì trong trường hợp cho vay lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhât trong quy định của Bộ luật dân sự, tức quá 100%/năm của khoản tiền vay. Trong trường hợp của bạn, lãi suất cho vay lên tới 180%/năm, có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, nên bạn có thể khởi kiện về tội này.

Thứ hai, về việc mẹ bạn thế chấp bìa đỏ quyền sử dụng đất, để nhận được số tiền và kí, đi công chứng nhượng quyền sử dụng đất với người kia; hiện nay  tên chủ quyền sử dụng đất đã được mang tên người kia và mẹ bạn cũng chỉ biết cách đây 1 tháng. Như bạn đã nêu, nội dung giấy biên nhận có ghi thế chấp bìa đỏ và trả lãi hàng tháng. Như vậy, hợp đồng giữa mẹ bạn và người kia là hợp đồng thế chấp.

Trong trường hợp mẹ bạn không thể trả được khoản vay thì tài sản thế chấp sẽ đc xử lý như sau:

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 305 BLDS 2015 thì: “3. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.”

Như vậy, người kia có thế bán đấu giá tài sản thế chấp hoặc phương thức khác , tuy nhiên phải trả lại khoản tiền chênh lệch giữa giá trị của tài sản và khoản vay.

Hơn nữa, việc người kia bằng hợp đồng thế chấp đã nhận được bìa đỏ quyền sử dụng đất rồi bằng thủ đoạn nào đó đã chuyển tên chủ sử dụng đất thành tên người đó có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS 2015:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Trần Phương Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo