Luật sư Đào Quang Vinh

Chia tài sản và các khoản nợ ngân hàng sau khi ly hôn

Chào luật sư, cho tôi hỏi về ly hôn, chia tài sản và khoản nợ khi giải quyết thủ tục như sau: Chúng tôi cưới nhau tháng 6/2012. Hiện tại có 1 cháu gái được 19 tháng và tôi đang mang thai tuần thứ 32. Do vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn, không thể hàn gắn, nay Tôi muốn li hôn (chồng tôi không muốn). Vậy Tôi có được quyền đơn phương xin li hôn không?

- Hiện tại, Chồng tôi làm ở Sở, lương 2,5 triệu đồng / tháng. Tôi làm giáo viên, lương 6 triệu/ tháng. Khi cưới nhau chúng tôi sống trên đất và nhà của ba mẹ chồng, toàn bộ tài sản trong gia đình đều được sắm sau kết hôn (bao gồm tiền chung của hai vợ chồng và ba mẹ tôi cho và mượn, nhưng tôi không có giấy tờ để chứng minh được), nên dự tính sau li hôn tôi và con sẽ chuyển đi nơi khác sống. Vậy Tôi có đủ điều kiện nuôi hai con không?

- Về tài sản nếu để Tòa giải quyết thì thế nào?

- Tôi có vay trả góp Ngân hàng 55 triệu để trả bớt tiền cho cha mẹ và trang trải nuôi con đến nay còn một ít. Chồng tôi vay Ngân hàng 24 triệu, trả lời hàng tháng để mua điện thoại cho anh và phục vụ công việc của anh. Vậy hai khoản nợ này được giải quyết ra sao?

 

Trả Lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công Ty luật Minh Gia, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Thứ nhất, bạn hỏi, bạn có được quyền yêu cầu ly hôn không?

 

 Về vấn đề này tại khoản 1, 3  Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.


3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

 

Như vậy theo quy định của  trên thì hiện tại bạn đang mang thai 36 tháng chỉ có chồng bạn không được quyền đơn phương yêu cầu ly hôn, còn bạn thì được quyền yêu cầu ly hôn.

 

Thứ hai, là vấn đề bạn hỏi có được quyền nuôi hai con không?

 

Tại Điều Điều 81 Luật này quy định về  vệc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

 

Căn cứ vào quy định trên thì con đầu lòng của bạn hiện tại mới 19 tháng tuổi còn con thứ hai bạn đang mang thai thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, bạn có nêu mức lương hàng tháng của bạn cao hơn chồng 6tr, trong đó chồng bạn chỉ có 2,5tr. Như vậy bạn đủ điều kiện nuôi con, còn đứa con mà bạn mang thai thì đương nhiên sẽ theo mẹ. Trừ trường hợp hai vợ chồng bạn có thỏa thuận khác để đảm bảo lợi ích cho cả hai con của bạn sau này.

 

Đồng thời tại Điều 83 của luật này cũng nêu:

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

 

Nếu bạn nuôi hai con một mình ban có quyền yêu cầu chồng bạn thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 82 của luật này. Đồng thời các thành viên khác trong gia đình và cả chồng bạn phải tôn trọng quyền nuôi con của bạn. Hơn nữa, nếu chồng bạn muốn gặp gỡ, chăm sóc...con cái theo quy định trên thì bạn và gia đình bạn cũng không được phép cản trở chồng bạn thực hiện nghĩa vụ này.

 

Thứ ba, là việc bạn hỏi về vấn đề tài sản chung của hai vợ chồng bạn:
 
Tại Điều 33 của luật này quy định về tài sản chung của vợ và chồng như sau:
 
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
 
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
 
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Tại Điều 59 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
 
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
 
5. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Bên trên bạn có hỏi, tài sản của bạn nếu để Tòa án giải quyết thì sẽ như thế nào, tức là bạn đã có ý để Tòa án gải quyết chứ hai vợ chồng không thỏa thuận riêng. Vấn đề này tôi xin giải thích với bạn cụ thể như sau:

Nếu ngôi nhà và mảnh đất bạn đang sống hiện tại là của bố mẹ chồng bạn và nó chưa đứng tên chủ sở hữu là chồng bạn thì ngôi nhà đó sẽ không được mang ra chia. Hơn nữa nếu bố mẹ chồng bạn chuyển quyền sở hữu ngôi nhà và mảnh đất của ngôi nhà cho chồng bạn, nhưng hai vợ chồng bạn lại không thỏa thuận đưa vào tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân thì ngôi nhà đó vẫn là của riêng chồng bạn và ngược lại.

Còn bạn nói toàn bộ tài sản trong gia đình được sắm sau khi kết hôn, đó được coi là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ và chồng  dù không có giấy tờ chứng minh. Nếu ly hôn toàn bộ tài sản này sẽ được chia đều cho cả hai theo quy định tại các khoản 2,3,4, 5 của Điều 59 trên.

Vấn đề cuối cùng mà bạn hỏi đó là hai khoản nợ tại ngân hàng:

Tại Điều 37 Luật hôn nhân có quy định như sau:
 
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;”
 
Trường hợp của bạn, bạn có nêu bạn vay trả góp 55 triệu, vì bạn không nói rõ khi vay đứng tên hai vợ chồng bạn hay riêng tên bạn. Nếu đứng tên cả hai thì nghĩa vụ trả nợ là chung nhau. Còn nếu bạn vay đứng  tên chỉ mình bạn, nhưng bạn có dùng để trang trải trong việc nuôi con (thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình) và trả bớt tiền cho cha mẹ. Còn chồng bạn vay 24 triệu, nếu như cũng đứng tên chỉ chồng bạn nhưng a ấy ngoài việc chi tiêu cho việc mua điện thoại bạn cũng không nói rõ là trả nợ lãi cho khoản mà bạn vay hay  để trả nợ lãi cho chính khoản tiền mà chồng bạn vay. Và phục vụ cho công việc của chồng bạn, nếu như công việc ấy có liên quan đến việc sinh tồn hay để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và trả nợ lãi đó cho khoản vay của gia đình thì cả chồng bạn và bạn sẽ phải cộng tổng số tiền còn nợ ngân hàng vào và chia đều cho cả 2 để trả nợ là :

55 +24 = 79 triệu.             79 : 2 = 39,5 triệu

Bạn một nửa và chồng bạn một nửa mỗi người 39,5 triệu

 

Còn nếu số tiền mà chồng bạn vay 24 triệu đó hoàn toàn dùng cho việc riêng của chồng bạn, không nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình và khi vay chỉ đứng tên chồng bạn thì chồng bạn sẽ phải chịu trả nợ riêng 24tr cho ngân hàng và một nửa số tiền mà bạn vay là 27,5 triệu. Ngoại trừ chồng bạn và ngân hàng có thỏa thuận riêng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn