LS Nguyễn Phương Lan

Chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu

Nhờ luật sư tư vấn về trường hợp ông bà mất và muốn chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu thừa kế như sau: Ông bà tôi có mảnh đất ở quê ,nay ông bà đã mất : Ông mất năm 1993 bà mất năm 2006 Nay các cô chú tôi (4 người ) đòi bố tôi chia đất làm 5 phần và bố tôi chỉ được 1 phần .

 

Các cô chú tôi đều đã cắt khẩu ở quê hương và xây dựng Gia ĐÌnh có con cháu người ít thì 30 năm người nhiều thì 50 năm (Bố tôi là người nuôi phụ dưỡng và ở cùng ông bà đến nay là 50 năm ) Vậy đúng hay sai (Khi chết ông bà tôi không để lại di chúc ) Nếu cô chú tôi kiện ra tòa thì bố tôi được bao nhiêu phần trong mảnh đất đó. Xin cảm ơn tư vấn!

 

=> Tư vấn phân chia di sản thừa kế, gọi 19006169 

 

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hiệu thừa kế thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Cụ thể, Công văn 01/GĐ-TANDTC có quy định:

 

“Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.”

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại (2018) vẫn còn thời hiệu để gia đình bạn gửi đơn đến Tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế ông bà để lại.

 

Cùng với đó, theo quy định về thừa kế theo pháp luật ( khi không có di chúc) thì những người được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất bao gồm : 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật.

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.


Dựa vào những quy định trên thì di sản của ông bà bạn sẽ được chia đều cho những người con mỗi người một phần bằng nhau. Việc bố bạn đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà khi về già nếu là thực hiện thay nghĩa vụ cho những người con còn lại thì có thể yêu cầu các cô, chú, bác đền bù một khoản tiền tương đương với công sức mà bố bạn đã thay họ chăm sóc ông bà, phần nghĩa vụ này không được bù trừ bằng di sản ông bà để lại trừ trường hợp các thành viên trong gia đình có thỏa thuận khác. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng. 

Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo