Triệu Lan Thảo

Chi nhánh có được ký kết hợp đồng lao động không?

Các doanh nghiệp hiện nay đều có xu hướng mở rộng thị trường đến nhiều địa phương, nhiều khu vực. Do đó, nhu cầu sử dụng lao động tại các chi nhánh ngày một tăng. Vậy chi nhánh có được tự ý ký kết hợp đồng lao động không?

1. Luật sư tư vấn về giao kết hợp đồng lao động

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy, chi nhánh có được tự ý ký hợp đồng lao động với người lao động không hay cần công ty ký kết mới đảm bảo quy định của pháp luật? Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp còn thắc mắc. Bởi đặc thù của chi nhánh là hoạt động phụ thuộc vào doanh nghiệp, kể cả vào việc chi trả lương, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.

Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề giao kết hợp đồng của doanh nghiệp, các chi nhánh, công ty con hoặc văn phòng đại diện mà chưa tìm được căn cứ hoặc chưa nắm rõ các quy định của pháp luật, bạn có thể lien hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

2. Tư vấn về việc ký hợp đồng lao động của chi nhánh công ty

Câu hỏi:

Chi nhánh có được tự ý ký kết hợp đồng lao động với người lao động không? Vấn đề giám đốc chi nhánh ủy quyền cho người khác như thế nào?

Tôi muốn hỏi quý công ty một việc :

1. Giám đốc chi nhánh có được ủy uyền cho phó giám đốc chi nhánh ký kết hợp đồng lao động, hóa đơn GTGT, chứng từ ngân hàng và tài liệu khác liên quan tới hoạt động của chi nhánh Không?

2. Chi nhánh là đơn vị phu thuộc của doanh nghiệp. giám đốc chi nhánh có quyền ký hợp đồng lao động, mua bán... của chi nhánh mà không cần có ủy quyền của Giám đốc công ty không? Hay chỉ có quyền ký khi có ủy quyền của Giám đốc công ty.

3. Một hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Nhưng công ty không ký hợp đồng với hộ kinh doanh mà ký với cá nhân có đảm bảo tính pháp lý không ( hộ kinh doanh cá thể và cá nhân là một người, kinh doanh mặt hàng mà công ty cung cấp).

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề ủy quyền.

Nếu trong Điều lệ của công ty có quy định Giám đốc có thể ủy quyền các vấn đề trên cho Phó giám đốc thì được phép ủy quyền.

Nếu trong Điều lệ của công ty không có quy định trên thì Giám đốc có thể ủy quyền các quyền thuộc phạm vi quyền hạn của mình theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp thì:

“2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.”

Thứ hai, về vấn đề ký kết hợp đồng lao động

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh Nghiệp thì:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Đồng thời, Khoản 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định như sau:

“5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”

Như vậy, Giám đốc chi nhánh chỉ được thực hiện ký kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền.

Thứ ba, về vấn đề công ty ký hợp đồng với cá nhân thuộc hộ gia đình cá thể.

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, hợp đông phát sinh hiệu lực khi:

+ Chủ thể ký kết có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Nội dung, hình thức không vi phạm quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Không vi phạm quy định hợp đồng vô hiệu.

Nếu cá nhân là nhân danh Hộ kinh doanh để ký kết hợp đồng với công ty thì hợp đồng trên hợp pháp khi đáp ứng đủ các quy định trên.

Nếu cá nhân là nhân danh bản thân minh để ký kết hợp đồng về việc kinh doanh của hộ kinh doanh thì hợp đồng trên không có hiệu lực pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo