Cha không nhận con phải xử lý như thế nào?
Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư Tôi có quen một người bạn trai nhỏ hơn tôi 3 tuổi. Và đã từng sống chung với nhau và trong thời gian đó tôi đãcó thai với người bạn trai đó, nhưng chúng tôi đã chia tay cũng được hai tháng rồi. Trước khi chia tay tôi đã nói với người bạn trai là tôi đã mangthai,nhưng người bạn đó đã nói với tôi rằng bỏ đứa nhỏ đi nhưng tôi không chịu, thì người bạn đó bảo nếu ko chịu bỏ thì tự mình nuôi đi. Trongthời gian chia tay tôi đã về quê còn anh ở lại thành phố. Thời gian này tôi cố gắng liên lạc cho người đó nhưng không được. Và cách đây hai giờtôi có nhắn tin cho người đó và nói với người đó phải chịu trách nhiệm về cái thai tôi đang mang nhưng người đó trả lời nếu tôi để lại sinh thì đểngười đó bắt con về nuôi mọi chi phí sinh người đó chịu hết toàn bộ còn không cho bắt con thì tôi một mình tự nuôi. Và sẽ không chu cấp mộtđồng nào cả. Xin hỏi luật sư trường hợp của tôi thì tôi có quyền gì không ạ. Tôi có được phép kiện người đó không ạ
Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Đối với trường hợp của bạn chúng tôi hiểu rằng hiện tại hai người chưa kết hôn với nhau. Tuy nhiên, bạn và bạn trai đã có con với nhau và bạn trai của bạn từ chối việc nhận con, vậy căn cứ vào Điều 101 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:
"Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Đối với trường hợp này bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) để giảiquyết việc xác định cha cho con (Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và xét xử theo thủ tục Tố tụng dân sự.
Kèm theo đơn yêu cầu thì bạn phải cung cấp được chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014. Cụ thể:
"Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng."
Sau khi Tòa án ra quyết định bạn trai của bạn là cha của con bạn thì bạn có quyền yêu cầu anh ta thực hiện các nghĩa vụ theo Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất