Lò Thị Loan

Căn cứ xác định tội cho vay lãi nặng theo quy định tại BLHS 2015

Hợp đồng vay tài sản là một loại giao dịch dân sự thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Các điều khoản của hợp đồng là sự ghi nhận các thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, các bên có thể tự do thỏa thuận nhưng không được trái với với quy định pháp luật hoặc các điều mà pháp luật cấm. Nếu, các chủ thể cho vay vượt quá lãi suất so với quy định của pháp luật dân sự thì xử lý như thế nào? Trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi? Công ty Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tội cho vay nặng lãi. 

Lãi suất là một trong những điều khoản các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản. Theo pháp luật dân sự thì lãi suất không được vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên, hoạt động cho vay với lãi suất lớn xảy ra phổ biến, có quy mô ngày càng lớn.

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên cũng như đảm bảo an ninh, trật tự và sự quản lý của nhà nước, pháp luật đã quy định các chế tài đối với người thực hiện hành vi cho vay với lãi suất cao, trong đó có cả chế tài hình sự với tội cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề này nên còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng trong cách xử lý đối với trường hợp vay tiền lãi suất cao.

Vì vậy, để giải quyết các vấn đề trên, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Quy định pháp luật về tội cho vay nặng lãi.

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư,Em có nghe người bạn kể rằng, lúc đầu người nhà bạn ấy cần 2 tỷ nên đã mượn người A 2 tỷ. Sau đó trả lãi + gốc k đủ nên mượn thêm của người B để trả cho người A. Mỗi tháng trả lãi đầy đủ nhưng k đủ trả gốc. Sau 1 năm số nợ 2 tỷ k biết tại sao thành 6 tỷ. Hiện tại mỗi tháng phải trả 200tr tiền lãi. Vậy có bị coi là cho vay nặng lãi k và có được kiện tụng k vì số tiền gốc +lãi tăng quá cao so với 2 tỷ lúc đầu. Cảm ơn luật sư

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hành vi cho vay nặng lãi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, ...

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

Như vậy, theo quy định trên của Bộ luật dân sự năm 2015 thì mức lãi suất sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp nếu như các bên có thỏa thuận về lãi suất thì theo thỏa thuận không được vượt quá 20%  trên một năm của khoản tiền vay.

Đối với trường hợp trên,  mức lãi suất không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay,  không quá 1,67% / tháng của khoản tiền vay. Khoản tiền mà người bạn của bạn vay là 2 tỷ được xác định như sau: 20%* 2.000.000.000=  40.000.000.000/100%=400.000.000

Tức trong trường hợp này thì bên cho vay mỗi năm chỉ được thu tối đa số tiền lãi là 400.000.000. Tuy nhiên, như bạn nói ở trên hiện tại mỗi tháng bạn của bạn phải trả 200 triệu đồng tiền lãi.

Do đó, trong trường hợp này đã có hành vi cho vay nặng lãi.

Thứ hai, về tội cho vay nặng lãi

Trong trường hợp này bên cho vay đã có hành vi cho vay nặng lãi. Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự hay không thì theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo như quy định này, người nào thực hiện giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự mà thu lợi bất chính theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều trên thì sẽ cấu thành tội cho vay nặng lãi.

Như tôi đã tính ở trên, tức là mỗi năm bên cho vay chỉ được phép thu tối đa là 400 triệu đồng nhưng trong trường hợp mà bạn yêu cầu được tư vấn thì mỗi tháng người bạn của bạn đã phải trả tiền lãi là 200 triệu đồng/ tháng. Như vậy, mức lãi suất tối đa mà bên kia được phép thu mà không cấu thành tội cho vay nặng lãi trong trường hợp này là 2 tỷ/ năm, mà trong trường hợp trên bên cho vay đã buộc người bạn phải trả số lãi trên năm là 2.400.000.000, tức là bên cho vay đã thu lơi bất chính với số tiền là 400 triệu. Như vậy, trường hợp trên thì bên cho vay đã cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 201 BLHS  2015, sửa đổi bổ sung 2017

Thứ ba, về việc có được kiện tụng hay không?

Trường hợp mà bên cho vay đã cấu thành tội cho vay nặng lãi như tôi đã phân tích ở trên thì bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an nơi bên cho vay cư trú để yêu cầu điều tra và xử lý về hành vi vi phạm của phía bên cho vay.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề mà  bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận Luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ  1900.6169 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo