Cách tính chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho công ty Luật Minh Gia, để trả lời vấn đề này chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc ban hành nghị định 32/2015/NĐ-CP mà không kèm theo Thông tư hướng dẫn nên để có thể tính được chính xác các khoản chi phí đầu tư xây dựng là rất khó, bởi lẽ nếu tính theo tinh thần Nghị định này thì đến khi có thông tư ban hành ra mà lại hướng dẫn cách tính khác thì đương nhiên cách tính chi phí trước đó sẽ không được chấp nhận và sẽ phải tính lại theo thông tư hướng dẫn mới ban hành ra.
Như vây, sẽ có hai khả năng xảy ra đó là sẽ tính chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo Nghị định và Thông tư hướng dẫn trước đó hoặc sẽ phải tạm dừng thực hiện dự án đến khi có thông tư ban hành hướng dẫn cụ thể chi tiết. Và hiện nay thì đang có dự thảo để ban hành thông tư hướng dẫn.
Thứ hai, Theo tinh thần của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì:
Điều 25. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.
2. Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác gồm cả chi phí sử dụng hệ thống thông tin công trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở lên, lợi nhuận chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng. Riêng các công việc tư vấn khảo sát xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì chi phí tư vấn gồm các khoản mục chi phí như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình.
3. Chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính chi phí theo công việc tư vấn của dự án, công trình tương tự đã thực hiện hoặc xác định bằng dự toán.
4. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thực hiện một số loại công việc tư vấn xác định bằng dự toán phù hợp với các quy định của cấp có thẩm quyền và thông lệ quốc tế.
Điều 26. Quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo Khoản 3 Điều 25 Nghị định này là cơ sở để xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, xác định giá gói thầu và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng chủ đầu tư phải tổ chức xác định dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu.
2. Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã phê duyệt là chi phí tối đa để thực hiện công tác tư vấn đầu tư xây dựng và chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc và tiến độ thực hiện công tác tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được quản lý thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng.
3. Trường hợp chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thì được bổ sung chi phí thực hiện các công việc tư vấn vào chi phí quản lý dự án.
Theo đó chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã được quy định khá rõ tại khoản 3 Điều 25 Nghị định này tức tỉ lệ phần trăm này sẽ do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính chi phí theo công việc tư vấn của dự án, công trình tương tự đã thực hiện hoặc xác định bằng dự toán.
Đồng thời, trong nghị định cũng không hề nêu ra, quy định cho hai loại chi phí này vào danh sách chi phí tư vấn xây dựng. Nên đương nhiên sẽ không được tính thêm chi phí trực tiếp khác và chi phí lán trại vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cách tính chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Trân trọng!
CV P.Gái - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất