Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Các biện pháp có thể thực hiện khi xử lý vi phạm hợp đồng

Khi phát sinh một vụ việc vi phạm hợp đồng thì vấn đề mâu thuẫn và tranh chấp là không thể tránh khỏi, vấn đề là ở chỗ xử lý như thế nào có lới nhất cho các bên hoặc cho bản thân mình bằng các biện pháp thích hợp, phù hợp với pháp luật. Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, có thể thực hiện các biện pháp sau:

1.  Thương lượng -  Hòa giải

Việc thương lượng -  hòa giải nhìn chung được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc.

+   Nhìn chung việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng…. và làm hài lòng các bên tranh chấp.

+   Thông thường việc thương lượng – hòa giải chỉ đạt kết quả do thiện chí của các bên và chủ yếu việc vi phạm, tranh chấp là do nguyên nhân khách quan hoặc vì hiểu nhầm hay hiểu không đầy đủ nội dung hợp đồng.

+   Một vần đề cần lưu ý có tính nguyên tắc là bất kỳ một vi phạm hoặc tranh chấp hợp đồng nào cũng cần tiến hành biện pháp thương lượng – hòa giải trước, bởi vì nếu bỏ qua biện pháp này thì có nghĩa là đã bỏ qua một cơ hội tốt để giải quyết mà không có biện pháp nào tốt hơn.

2.  Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

+   Đây là biện pháp bất đắc dĩ nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

Lưu ý: Trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì không phải bồi thường thiệt hại.

3.  Yêu cầu tòa án hoặc trọng tài kinh tế giải quyết

+   Nói chung việc tranh chấp xuất phát từ hợ đồng (dân sự, kinh tế thương mại, lao động) mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn nhất định.

+   Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo về các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên nên có hiệu lực pháp lý mang tính chất bắt buộc.

+   Khi yêu cầu tòa án hoặc Trọng tài kinh tế giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.

4.  Đề nghị cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự

+   Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bến đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.

+   Việc lừa đảo được thể hiện qua thủ đoạn gian dối với ý định có trước khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Thông qua việc ký kết hợp đồng có tính gian dối một bên đã thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.

+   Đối với việc lạm dụng tín nhiệm thì các thủ đoạn và ý định chiếm đoạt xay ra sau khi ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+   Nếu có đủ cơ sở, các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phát và trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.

Tham khảo Dịch vụ luật sư liên quan:

>> Dịch vụ luật sư trong lĩnh vực dân sự

>> Tư vấn pháp luật trực tuyến qua Email

>> Dịch vụ luật sư tư vấn luật qua điện thoại

>> Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp dân sự

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo