Luật sư Lê Văn Chức

Bố có được tự mình sang tên quyền sử dụng đất chung cho bà không?

Trong thời gian chung sống thì bà tôi đã sang tên sổ đỏ cho bố mẹ tôi để tiên làm ăn. Bây giờ khi phải giải quyết đến pháp luật thì bà tôi và bố tôi cùng các cô chú ( đã có gia đình và nhà riêng ở đất khác ) bảo nhau để sang lại tên sổ đỏ cho bà nội tôi. Để bà tôi đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà. Vậy tôi xin hỏi là bây giờ bố tôi có sang tên lại cho bà tôi được không. Và pháp luật sẽ giải quyết thế nào khi bố mẹ tôi ly hôn?

Bố mẹ tôi lấy nhau đến nay được 25 năm. Do gia đình không hòa thuận nên dẫn đến việc ra tòa ly hôn. Trong thời gian chung sống thì bà tôi đã sang tên sổ đỏ cho bố mẹ tôi để tiên làm ăn. Bây giờ khi phải giải quyết đến pháp luật thì bà tôi và bố tôi cùng các cô chú ( đã có gia đình và nhà riêng ở đất khác ) bảo nhau để sang lại tên sổ đỏ cho bà nội tôi. Để bà tôi đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà. Vậy tôi xin hỏi là bây giờ bố tôi có sang tên lại cho bà tôi được không. Và pháp luật sẽ giải quyết thế nào khi bố mẹ tôi ly hôn. Mong luật sư giải đáp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Đối với tài sản chung của vợ chồng thì việc thực hiện các giao dịch liên quan đến khối tài sản chung này phải được sự đồng ý và có chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc một bên vẫn có thể xác lập các giao dịch nhưng phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật HN & GĐ 2014 có quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…”

Do đó, trong trường hợp của bạn, nếu như mẹ bạn không đồng ý thì bố bạn không thể tự mình sang tên quyền sử dụng đất cho bà của bạn được và quyền sử dụng đất này vẫn là tài sản chung của bố mẹ bạn. Khi bố mẹ của bạn ly hôn thì việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo quy định sau:

Thứ nhất, bố mẹ bạn có thể thỏa thuận và thống nhất với nhau về việc chia tài sản.

Thứ hai, nếu như bố mẹ bạn không thể thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản thì Tòa án chia đôi có tính đến các yếu tố theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014:

 “2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Ngoài ra, Tòa án còn căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp để phân chia tài sản khi ly hôn. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân gia đình 2014. Bạn có thể tham khảo để nắm bắt thêm thông tin áp dụng trong trường hợp của gia đình bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn