Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bị mất chứng minh thư có làm thủ tục ly hôn được không?

Luật sư tư vấn về việc nếu mất chứng minh thư thì khi làm thủ tục ly hôn có thể thay thế bằng giấy tờ nhân thân nào? Quy định pháp luật hôn nhân gia đình liên quan thế nào? Và các vấn đề liên quan đến ly hôn và quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

1. Thực hiện thủ tục ly hôn khi không đủ giấy tờ tùy thân thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi Khi ly hôn cần những giâý tờ gì? Và trong trường hợp em đang mất Chứng minh nhân dân thi giấý tờ nào phù hơp để thay thế Chứng minh nhân dân để giải quyết ly hôn. Mong luật sư giúp đỡ. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin chúng tôi được cung cấp thì hiện bạn đang hỏi về hồ sơ xin ly hôn và trường hợp mất giấy chứng minh nhân dân thì có thể dùng giấy tờ khác thay thế được hay không.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (trường hợp thuận tình ly hôn) hoặc Đơn xin ly hôn (trường hợp đơn phương xin ly hôn)

Trong trường hợp bạn mất giấy chứng minh nhân dân thì pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể những loại giấy tờ nào là giấy tờ nhân thân có giá trị tương đương với chứng minh nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, một số giấy tờcó ghi thông tin về nhân thân có thể thay thế chứng minh nhân dân đó là: hộ chiếu, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, bằng lái xe, giấy xác nhận nhân thân…

Tòa án nơi bạn gửi đơn có chấp nhận những giấy tờ này không phụ thuộc vào quyết định riêng của Tòa. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên đi làm lại chứng minh nhân dân sau đó hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Hỏi về thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi: Xin chào luật sư! Tôi xin hỏi luật sư như sau: Tôi và vợ tôi cưới nhau năm 2009 và đã có với nhau 1 bé trai hơn 6 tuổi. Từ ngày cưới (2009-2015) cuộc sống của vợ chồng tôi tương đối tạm ổn! Dù vợ ít quan tâm tới gia đình,nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để gia đình được yên vui. Do tôi làm gần nha,nên mọi việc từ chợ búa, cơm nước và chăm sóc con cái đều 1 tay tôi lo. Cho tới tháng 4-2016,tôi nghỉ làm ở công ty (tôi làm nhân viên văn phòng) ra ngoài làm riêng,tôi mở công ty dịch vụ chuyên bán vé máy bay, nhân sâm, hồng sâm hàn quốc và dịch vụ du lịch! Vì ít vốn nên cũng thu nhập cũng không nhiều và không ổn định! Cũng từ khi tôi làm ngoài thì tôi thấy vợ có dấu hiệu ngoại tình,đầu tiên là thấy vợ đi xtôi bói cho người tình,và nhắn tin gửi hình cho nhau. Tôi đã nhắc nhở rồi nhưng cô ta vẫn tiếp tục vi phạm, vẫn nhắn tin, liên lạc với người tình, đôi khi cô ta đi quá giới hạn mà tôi không bắt được quả tang! Đỉnh điểm của sự việc là cuối tháng 3 cô ta đâm đơn ra toà đòi ly hôn. Nhưng không hiểu vì sao cô ta lại rút đơn lại.Tôi tưởng cô ta ngoan rồi nên không cố theo dõi làm gì.Tới khi tôi gắn định vị,tôi phát hiện cô ta vào nhà trọ với người tình: vào lúc 7h sáng, ra lúc 7:54p ngày 19-05-2017) tôi chạy từ nhà tới nơi thì họ đã rời khỏi nhà, do còn thương vợ nên tôi không muốn bắt tại trận nữa, mà thay vào đó tôi khuyên nhủ vợ, bỏ tính xấu ấy đi! Tưởng mọi chuyện êm xuôi,nhưng khi tôi đưa con trai về quê chơi, ở lại cô ta và người tình lại tiếp tục liên lạc và nhắn tin với nhau. Và mới đây tôi và cô ấy lại cãi nhau kịch liệt,cô ấy lại đòi ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi,nếu cô ta đơn phương ly hôn, (cô ta không có CMND của tôi,ko có giấy tạm trú KT3) thì toà có cho cô ta ly hôn ngay không? và cô ta có được quyền nuôi con không? (con trai của tôi mới 6,5tuoi,qua tết là bé trìn 7 tuổi). Xin Luật Sư hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho Công Ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

Thứ nhất, về trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân và không có giấy xác nhận tạm trú thì có được ly hôn ngay không.

Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, vợ bạn có thể yêu cầu Tòa án ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn, trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân của bạn nhưng có sổ hộ khẩu thì vợ bạn chỉ cần lên ủy ban nhân dân xã, phường nơi có sổ hộ khẩu để xin giấy xác nhận về việc bạn đang thường trú tại địa phương. Trường hợp mà  bạn đi khỏi nơi thường trú mà vợ bạn không xin được giấy xác nhận nơi cư trú của bạn do bạn cố tình giấu thì Tòa vẫn có thể xét xử vắng mặt bạn khi bạn cố tình giấu thông tin nơi mình đang cư trú sau khi đã tiến hành thông báo tìm kiếm thông tin về nơi cư trú của bạn.

Thứ hai, vợ bạn có thể có quyền nuôi con không?

Căn cứ Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trước tiên hai bạn có thể  thuận về việc nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết căn cứ vào những điều kiện mà mỗi bên có để đảm bảo cho con có thể phát triển tốt, nếu muốn giành quyền nuôi con bạn cần đưa ra các căn cứ chứng minh điều kiện của mình như môi trường sống, thu nhập tốt hơn của vợ bạn, nếu con đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa sẽ xem xét dựa trên nguyện vọng của con. Như vậy nếu vợ bạn chứng minh được mình có các điều kiện cho con phát triển tốt hơn bạn thì vợ bạn cũng có thể giànhđược quyền nuôi con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169