Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bảo vệ quyên lợi của lao động nữ mang thai trong một số trường hợp.

Luật sư tư vấn về chế độ thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con. Cụ thể như sau:

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Xin chào Luật sư, em là nhân viên của một trường THPT, em vừa sinh con đầu lòng xong và hiện tại cháu mới được có 7 tháng tuổi. Khi hết chế độ thai sản em lại đến làm việc bình thường và e đc biết điều 155 của bộ luật lao động là trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Và em có đề nghị với nhà trường là e không nghỉ giữa giờ mà chọn về sớm 30 phút buổi sáng và về sớm 30 phút buổi chiều để cho con bú, nhưng nhà trường không đồng ý cho em nghỉ như vậy mà chỉ cho nghỉ giữa giờ.Như vậy xin hỏi Luật sư, trường hợp của em thì nhà trường đúng hay sai ạ?

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau: pháp luật lao động hiện chỉ quy định người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính vào thời gian làm việc, hưởng nguyên lương và không có quy định lao động nữ được lựa chọn thời điểm để nghỉ 60 phút trong ngày này. Do đó, giải quyết của nhà trường hiện vẫn phù hợp với quy định của pháp luật. 

 

==================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2

 

Chế độ thai sản của lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh​: Kính chào các luật sư!Em mong muốn các luật sư trả tư vấn giúp cháu về chế độ thai sản trong trường hợp cụ thể của vợ em như sau: Vợ cháu đóng bảo hiểm được từ tháng 10/2014  đến tháng 9/2015 là được tròn 1 năm và trong tháng 11/2015 thì vợ cháu đang trong giai đoạn mang thai và được BS chỉ định là nghỉ việc để dưỡng thai và vợ cháu nghỉ dưỡng thai theo quyết định nghỉ việc từ tháng 12/2015. Hiện nay, vợ cháu đã sinh em bé vào ngày 22/5/2016. Vậy cháu muốn hỏi các luật sư, trong trường hợp của vợ cháu, thì theo luật bảo hiểm hiện nay thì vợ cháu có được nhận trợ cấp thai sản hay không? Và trường hợp được hưởng thì vợ cháu được hưởng như thế nào?

Rất mong sớm nhận được tư vấn của các luật sư! Cháu xin chân thành cám ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

 

Các chế độ BH của lao động nữ nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản

 

=================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: BHXH một lần, BHTN và thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản​

 

Thưa luật sư, tôi làm việc ở TPHCM, tôi nghỉ việc từ 7/2012 (do sức khỏe yếu khi mang thai nghỉ về quê Bình Thuận sống) đến 11/2012 sinh con nhưng đến nay năm 2016 nhưng tôi vẫn chưa làm thủ tục nhận BHXH và BH thất nghiệp,vậy bây giờ tôi làm có được không? (từ lúc nghỉ đến 2016 tôi không đi làm nữa). Trường hợp của tôi có được trợ cấp thai sản không?cơ quan đóng bh đầy đủ cho tôi trước khi thôi việc. Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cám ơn

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 

Bảo hiểm xã hội một lần và thủ tục hưởng.

 

Thời hạn giải quyết chế độ thai sản. (Theo đó pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện chỉ có quy định nếu chị vẫn tham gia lao động thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày chị quay trở lại làm việc, chị phải nộp hồ sơ cho phía người sử dụng lao động để trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, luật chưa có quy định trường hợp lao động nữ đã nghỉ việc trước khi sinh thì sau bao lâu phải lập và nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản. Do đó trường hợp này chị có thể vẫn nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu hưởng chế độ thai sản, trường hợp họ từ chối giải quyết thì yêu cầu giải trình bằng văn bản và đưa ra căn cứ pháp lý về lý do từ chối).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo