Lại Thị Nhật Lệ

Bảo vệ của cơ quan có quyền kiểm tra phương tiện và tài sản cá nhân không ?

Quyền kiểm tra phương tiện và tài sản cá nhân là thẩm quyền riêng biệt được pháp luật quy định trong từng trường hợp và cho những đối tượng riêng biệt. Việc một đối tượng không có thẩm quyền thực hiện hành vi kiểm tra phương tiện, tài sản của người khác được coi là hành vi trái với quy định của pháp luật.

1.Tư vấn quy định của pháp luật dân sự

Hiện nay trên thực tế có rất nhiều những trường hợp các cơ quan, công ty xí nghiệp cho phép lực lượng bảo vệ được phép thực hiện việc kiểm tra phương tiện cũng như đồ dung cá nhân nhằm tránh tình trạng thất thoát tài sản. Vậy việc thực hiện những hành vi như trên có bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật?

Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về đặt cọc và các trường hợp được phép khám xét người, phương tiện và tài sản cá nhân của người khác. 

Nếu bạn gặp như vướng mắc liên quan tới vấn đề trên, hãy gọi tới tổng đài 1900.6169 để được giải đáp hoặc tham khảo tình huống tư vấn sau đây.

2. Quyền hạn của bảo vệ cơ quan hành chính quy định thế nào?

Câu hỏi tư vấn: Cơ quan của tôi là một cơ quan hành chính Nhà nước. Hiện nay có thuê 1 lực lượng bảo vệ cơ quan theo hình thức đấu thầu. Để bảo vệ tài sản cơ quan và phòng chống cháy nổ, người đứng đầu cơ quan đã cho phép lực lượng bảo vệ kiểm tra tất cả các phương tiện và tài sản cá nhân của công chức, viên chức, người lao động và khách đến giao dịch trong phạm vi cơ quan. Hỏi: Việc cho lực lượng bảo vệ kiểm tra phương tiện và tài sản cá nhân của lãnh đạo cơ quan có đúng không ? Việc kiểm tra của lực lượng bảo vệ trên có vi phạm gì đến quyền cá nhân của công dân không. Rất mong quý công ty trả lời để tôi được hiểu rõ hơn Xin cảm ơn.

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 192 BLTTHS 2015 về căn cứ khám xét người, phương tiện, nơi làm việc

Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Vậy trong trường hợp này việc khám xét người, chỗ ở hay phương tiện của cá nhân sẽ chỉ được thực hiện khi có căn cứ nhận định về việc trong người hay phương tiện của họ có công cụ, phương tiện hay tài sản do phạm tội mà có hoặc là đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 193 BLTTHS 2015 về thẩm quyền thực hiện việc khám xét

Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

…”

Vậy chỉ những chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 113 BLTTHS 2015  mới có thể đưa ra quyết định khám xét. Vậy nên trong trường hợp này bảo vệ công ty không có thẩm quyền thực hiện việc khám xét, việc cho phép lực lượng bảo vệ thực hiện việc khám xét là trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, hành vi tự ý khám xét phương tiện, tài sản cá nhân của lực lượng bảo vệ có thể xác định là làm ảnh hưởng xấu tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì người bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 BLDS 2015: “5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp của bạn!

Trân trọng!

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo