Trần Phương Hà

Ai sẽ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Luật sư tư vấn về các điề kiện để Tòa án quyết định ai sẽ là người có quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn. Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi:

Chào các anh các chị ở phòng luật sư Minh Gia ạ. em muốn hỏi chút ạ. E và vợ e lấy nhau đến nay được 2 năm nhưng quá trình chung sống luôn xảy ra mâu thuẫn và bất đồng về quan điểm sống, thường xuyên cãi vã chửi nhau rất nhiều lần vợ chồng e sống với nhau không hợp và không có hạnh phúc dẫn đến tình cảm vợ chồng không còn, mục đích của hôn nhân không đạt được. Hiện tại mâu thuẫn trở lên trầm trọng và bọn e đã sống ly thân gần năm nay.

Chúng e mới có con nhỏ chau đc gần 4 tháng, nhưng do mâu thuẫn lớn lên cả hai đã đồng ý làm đơn thuận tình ly hôn. Vợ em không làm đơn mà là em làm đơn ly hôn, Em làm đơn ly hôn thuận tình ly hôn cả 2 đồng ý. Về tài sản (thì tự thỏa thuận ko yêu cầu tòa can thiệp. )Về đất đai, nhà ở quyền sử dụng đất thì không có). Về vay nợ không có. Về con chung thì em là chồng muốn nuôi con nhưng vợ em ko đồng ý. em thì mới bệnh tật chưa khỏi hẳn, chưa đi làm kiếm ra tiền được những được bố mẹ đẻ hỗ trợ về kinh tế, về phần vợ em thì nghỉ ở cty theo chế độ hiện giờ chưa đi làm vậy em hỏi giờ em có quyền nuôi con không và khi ra tòa án em được và mất những quyền gì? Em là người làm đơn và nộp nhé. Mong anh,chị giải đáp giúp em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau

Thứ nhất, về vấn đề người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Trong trường hợp của bạn, con bạn mới 4 tháng tuổi nên thông thường sẽ giao cho vợ anh nuôi để đảm bảo tốt nhất về mặt sức khỏe cho em bé (trừ trường hợp vợ anh mất năng lực hành vi dân sự hoặc điều kiện kinh tế rất khó khăn không trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).

Sau khi em bé được 36 tháng tuổi, bạn có quyền yêu cầu Tào án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ căn cứ ở tất cả mọi mặt xem ai là người có thể giành cho con những điều kiện tốt nhất.Bạn cần chứng minh mình đủ khả năng để đáp ứng được tốt nhất cho con (cả về vật chất và tinh thần).

Thứ hai, vấn đề những quyền và nghĩa vụ sau khi ly hôn

- Mục đích của hôn nhân là hai bên cùng nhau  xây dựng hạnh phúc gia đình. Nếu cảm thấy hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì 2 bên có quyền Tòa án giải quyết cho ly hôn. Khi đó , bạn sẽ có quyền xây dựng một hạnh phúc mới

- Khi ly hôn, về mặt pháp luật thì hai bạn sẽ không còn là vợ chồng nữa, nên sẽ không có nghĩa vụ phải chăm sóc và yêu thưỡng lẫn nhau, cùng nhau tạo lâp khối tài sản chcũng như không có nghĩa vụ phải chung sống cùng với nhau.

- Bên cạnh đó, nếu bạn không là người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn thì bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ  trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau nhưng điều kiện được ở bên con sẽ ít hơn so với việc khi 2 người chưa ly hôn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo