Hoài Nam

Yêu cầu cấp dưỡng sau và hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn.

Vấn đề cấp dưỡng và hạn chế quyền nuôi con sau khi li hôn là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Khi gặp vấn đề này, bạn cần tư vấn, giải đáp những thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

* Luật sư tư vấn về việc cấp dưỡng và quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau li hôn.

Hiện nay, số lượng vụ án li hôn ngày càng gia tăng, trong quá trình giải quyết li hôn có rất nhiều vần đề cần giải quyết. Đặc biệt là vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau khi li hôn, các quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con theo quy định pháp luật.

Nếu bạn đang gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ hoặc đang có tranh chấp xảy ra nhưng chưa biết giải quyết như thế nào để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này cho bạn

Để được hỗ trợ, tư vấn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:  1900.6169

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Câu hỏi: Xin chào Vp Luật Minh Gia. Xin tư vấn giúp mình 2 việc: 1 là việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, và 2 là việc hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn. Mình đã hoàn tất thủ tục ly hôn vào tháng 7.2017 lý do chồng ngoại tình khi mình đang mang thai. Từ ngày đó đến nay chồng cũ không chu cấp đúng số tiền cấp dưỡng như thoả thuận là 5tr/tháng mà chỉ đưa 3tr/tháng từ tháng 5.2017. Nếu lương chồng cũ 20tr/tháng thì mình đc nhận bao nhiêu phần trăm trên lương (Chưa tính thu nhập ngoài không thể hiện qua sao kê Ngan Hàng). Và mình muốn nhờ Thi Hành Án giải quyết cho mình có được không? Mình không muốn nhận trực tiếp nữa vì không tháng nào đưa đủ và đúng lịch, mình có cách nào qua 1 cơ quan pháp luật thứ 3 được không? Mình muốn hạn chế quyền thăm con vì chồng cũ quá thô lỗ và khiếm nhã, có hành vi và lời nói khó nghe mỗi lần đến thăm con. Mình rất mệt mỏi và stress và sợ ảnh hưởng đến việc giáo dục con sau này (hiện tại con mình 1 tuổi). Xin tư vấn giúp mình làm cách nào để nhận đủ trợ cấp nhưng không nhận trực tiếp. Và nếu k hạn chế quyền thăm con được thì có quy định gì về việc này để hạn chế nhiều nhất có thể không ạ. Xin cảm ơn rất nhiều. Mong sớm nhận đc hồi âm từ VP luật Minh Gia.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

1. Vấn đề hạn chế quyền trông nom, chăm sóc

 

Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

 

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

 

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

 

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

Như vậy theo quy định trên thì việc chồng bạn thực hiện sai nghĩa vụ cấp dưỡng không ảnh hưởng gì đến quyền được thăm nom con cai, vì đây là hai vấn đề khác nhau. Do đó việc thăm nom chăm sóc con sau khi ly hôn là quyền của chồng bạn nên bạn và các thành viên trong gia đình không có quyền ngăn cản việc thăm con của chồng bạn. Ngoài ra chỉ trong trường hợp chồng bạn lợi dụng việc thăm nom chăm sóc con để gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng giáo dục chăm sóc con thì bạn mới có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của chồng bạn.

 

2. Về vấn đề cấp dưỡng

 

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

 

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

 

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

 

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

 

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

 

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

 

a) Người thân thích;

 

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

 

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

 

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

 

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."

 

Trường hợp chồng bạn  không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của bản án đã tuyên thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ đó. Hiện không có quy định người nhận khoản trợ câp phải là người trực tiếp nuôi dưỡng con, do đó bạn muốn nhờ người nào đó hoặc cơ quan đơn vị nào thay bạn nhận khoản tiền trợ cấp thì bạn có  thể làm giấy ủy quyền cho người nhận thay bạn gửi kèm theo đơn khởi kiện buộc thực hiện nghĩa vụ. 

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo