Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Luật sư tư vấn trường hợp sau khi ly hôn, cuộc sống khó khăn và muốn yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng con cấp dưỡng thì phải làm thế nào? Trình tự thủ tục và các giấy tờ cần thiết để có thể yêu cầu như nào? Nội dung như sau:

1. Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thế nào?

Câu hỏi: Thưa luật sư,cho tôi hỏi 1 chút được không ạ? Vợ chồng tôi li hôn khi tôi mang bầu 16 tuần. Trên quyết định li hôn phần con chung của tòa án có ghi "hiện tại tôi đang mang bầu nên chưa đề nghị tòa án giải quyết" vậy cho tôi hỏi,bây giờ tôi mới sinh cháu xong,có thỏa thuận với bố của cháu về việc trợ cấp tiền nuôi con nhưng bố cháu không đồng ý trợ cấp. Tôi muốn yêu cầu lên tòa để được trợ cấp thì cần thủ tục và những giấy tờ gì ạ? Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Cảm ơn nhiều ạ!

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Theo thông tin chúng tôi được cung cấp thì hiện chị muốn hỏi về thủ tục cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Căn cứ quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng khi bố mẹ ly hôn như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

tai-xuong1jpg-13062014022827-U18.jpg

Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn bao gồm :

- Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân;

- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;

- Quyết định/ Bản án ly hôn;

- Chứng cứ chứng minh thu nhập của người chồng;

- Bản sao có chứng thực giấy sinh của con.

Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."

Như vậy, chị có thể nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng cũ của mình cư trú để yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

2. Làm sao để đòi tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn?

Câu hỏi: Luật sư cho em hỏi về vấn đề yêu cầu cấp dưỡng nuôi con như sau: Em và vợ đã ly hôn được gần 1 năm trước khi ly hôn cô ấy có quen 1 người và đang mang bầu nên cô ấy muốn lu hôn với em . E chấp nhận nuôi con con e năm nay được 7 tuổi thoả thuận ly hôn cô ấy viết trong đơn sẻ cấp dưỡng 2tr 1 tháng cô ấy sau khoảng 4 tháng cấp dưỡng cô ấy không muốn cấp dưỡng nữa.

Em và vợ đã ly hôn được gần 1 năm trước khi ly hôn cô ấy có quen 1 người và đang mang bầu nên cô ấy muốn lu hôn với em. E chấp nhận nuôi con con e năm nay được 7 tuổi thoả thận ly hôn cô ấy viết trong đơn sẻ cấp dưỡng 2tr/1 tháng cô ấy sau khoảng 4 tháng cấp dưỡng cô ấy không muốn cấp dưỡng nữa em muốn hỏi luật sư nếu cô ấy không cấp dưỡng nữa em có bắt buộc cô ấy cấp dưỡng được không. Cô ấy đã có con và chồng mới có điều kiện kinh tế ổn định. Vậy e có thể tước quyền nuôi con vĩnh viễn của cô ấy để sau này cô ấy không phải lật mặt đòi con lại được không em. E hiện đang nuôi con kinh tế cũng ổn và e chưa lập gia đình mới cảm ơn luật sư

Trả lời tư vấn: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi này chúng tôi tư vấn như sau:

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Theo quy định trên thì người vợ trước kia của bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo quyết định của Tòa an, việc người vợ đó hiện không tiếp tục cấp dưỡng cho con mà không thuộc các trường hợp tại Điều 118 Luật HNGĐ là vi phạm quy định của pháp luật. Do đó bạn có quyền yêu cầu người vợ đó tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng này, nếu vợ bạn không thực hiện thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để buộc họ  thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật HNGĐ. 

 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

Như vậy vợ bạn có thể bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triều đồng về việc không thực hiện công việc phải làm theo quyết định trong bản án của Tòa án. 

Ngoài ra khi đã bị xử lý vi phạm hành chính rồi mà vợ bạn vẫn cố tình không chịu cấp dưỡng hoặc việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự  theo quy định tại Bộ luật hình sự, cụ thể:

"Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169