Hoài Nam

Vốn lưu động là gì theo quy định luật doanh nghiệp

Vốn lưu động là một nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Vậy vốn lưu động là gì theo quy định của pháp luật?

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working capital) là một nguồn vốn thể hiện tiềm lực tài chính sẵn có của doanh nghiệp, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ: tiền mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất; tiền trả lương cho nhân viên, tiền thanh toán các khoản nợ…

Vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là sự đảm bảo cho sự hoạt động bình thường, ổn định của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng không duy trì được mức vốn lưu động phù hợp với quy mô thì hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn hoặc tồn tệ hơn là phá sản.

2. Cách tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động như sau:

Vốn lưu động

=

Tài sản ngắn hạn

-

Nợ ngắn hạn phải trả

Tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn được thể hiện trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp. Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong ngắn hạn (dưới 1 năm). Tài sản ngắn hạn bao gồm:

- Tiền mặt và đương tương tiền mặt như ngoại tệ, vàng, kim loại có giá…

- Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: tiền gửi ngân hàng, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu

- Hàng tồn kho: nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn phải trả: là nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn (dưới 1 năm). Nợ ngắn hạn bao gồm:

- Các khoản nợ phải trả tổ chức tín dụng trong ngắn hạn (dưới 1 năm);

- Các khoản nợ phải trả do mua chịu nguyên vật liệu từ nhà cung cấp (dưới 1 năm)

- Nợ ngắn hạn khác.

3. Ý nghĩa của vốn lưu động

Dựa vào công thức tính vốn lưu động, có thể chia vốn lưu động ra thành 02 trường hợp: (i) Vốn lưu động dương và (ii) Vốn lưu động âm

- Trường hợp vốn lưu dương: điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn phải trả. Doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền để thực hiện thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

- Trường hợp vốn lưu động âm: điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn phải trả. Mặc dù doanh nghiệp có chuyển đổi hết các tài sản ngắn hạn thành tiền thì cũng không đủ để thực hiện thanh toán các khoản nợ khi tới hạn, đây là một điều cực kỳ nguy hiểm. Bởi, khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì doanh nghiệp có thể phải chịu những thiệt hại như tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt vi phạm trong hợp đồng, không có đủ tiền để nhập nguyên liệu đầu vào, trả lương cho nhân viên…Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đứng trước nguy cơ bị phá sản. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân đối kế toán để luôn đảm bao cho vốn lưu động không bị âm.

4. Quy định của pháp luật về vốn lưu động

Hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ có quy định vê vốn điều lệ mà không có quy định về vốn lưu động. Theo đó, vốn lưu động là một khái niệm về nghiệp vụ kế toán và quản trị doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ về công thức tính, bản chất, vai trò của vốn lưu động để điều chỉnh cho vốn lưu động luôn ở mức dương, đảm bảo cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Bài viết nổi bật
Liên hệ tư vấn
Chat zalo