LS Hồng Nhung

Vấn đề đơn phương ly hôn và xử lý khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân.

Trường hợp chồng có hành vi bạo lực gia đình dẫn đến đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thì người vợ có thể đơn phương ly hôn không? Các khoản nợ hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì xử lý như thế nào? Ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

 

1. Luật sư tư vấn về quyền đơn phương ly hôn và các vấn đề liên quan

 

Xuất phát từ thực trạng xã hội hiện nay cho thấy việc ly hôn diễn ra ngày càng phổ biến, điều đó kéo theo các tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề ly hôn như xử lý tài sản chung, khoản nợ chung hay giành quyền nuôi con sau khi ly hôn... ngày càng nhiều.

 

Do đó, nếu bạn gặp phải những vướng mắc về Luật Hôn nhân và gia đình cũng như phát sinh các tranh chấp liên quan đến việc giải quyết ly hôn thì bạn cần tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc hỏi ý kiến của luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn có thể liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi hỗ trợ tư vấn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

 

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan về ly hôn bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

 

2. Tư vấn trường hợp đơn phương ly hôn và xử lý khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân

 

Câu hỏi: Vợ chồng bạn tôi kết hôn được 5 tháng, sống chung với mẹ chồng, nhưng trong quá trình sống chung có mâu thuẫn, người chồng đã đánh vợ. Đời sống hôn nhân không thể kéo dài. Hai vợ chồng có 1 con chung được 6 tháng tuổi. Trong quá trình sống chung người chồng có nuôi tôm nhưng thua lỗ có nợ tiền thuốc và thức ăn người khác khoảng 100 triệu đồng và mẹ chồng có bỏ vốn và chi tiêu số tiền thu tôm được cho chi tiêu trong gia đình (nhưng không có giấy tờ cụ thể). Vợ chồng không có tài sản chung. Bây giờ người vợ muốn làm đơn gửi tòa án đơn phương ly hôn. Vậy cho em hỏi số nợ đó sẽ được tính như thế nào và con người vợ có được quyền nuôi không? Nếu khi Tòa án triệu tập mà người chồng không đến thì tòa án có xét xử không?

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, hiện nay vợ chồng người bạn của bạn phát sinh nhiều mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân dẫn đến việc người vợ đang muốn thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn. Theo đó, có thể phát sinh các vấn đề liên quan như sau:

 

2.1. Liên quan đến vấn đề đơn phương ly hôn:

 

Theo đó, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

 

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

…”

Trong trường hợp người vợ yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải với mục đích giúp các bên tìm được tiếng nói chung trong quan hệ hôn nhân, để từ đó hàn gắn và đoàn tụ. Tuy nhiên, nếu Tòa án đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người chồng vẫn cố tình vắng mặt thì đây được xác định là vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015:

 

“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

 

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

 

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

 

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

 

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

 

Đối với vụ án không tiến hành hòa giải được, Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử để giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hôn nhân và gia đình, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người chồng vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Trường hợp triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà người chồng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

 

“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

 

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

 

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

 

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

…”

Như vậy, để có thể giải quyết ly hôn, người vợ cần phải có bằng chứng để chứng minh người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của người chồng (Ví dụ: Vi phạm nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc…) làm cho đời sống hôn nhân mâu thuẫn trầm trọng, các bên trong quan hệ hôn nhân không hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được. Đồng thời, trong quá trình giải quyết đơn phương ly hôn mà người chồng cố tình không đến theo giấy triệu tập của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.

 

2.2. Liên quan đến vấn đề xác định khoản nợ chung của vợ chồng:

 

Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

 

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

 

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

 

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

 

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

...”

Theo quy định nêu trên, nếu hai vợ chồng cùng xác lập giao dịch mua bán thuốc và thức ăn chăn nuôi tôm dẫn đến việc nợ 100 triệu đồng do làm ăn thua lỗ thì đây được xác định là khoản nợ chung của hai vợ chồng.

 

Trong trường hợp khoản nợ do người chồng xác lập, thực hiện trước thời kỳ hôn nhân hoặc xác lập, thực hiện khoản nợ không vì nhu cầu của gia đình thì đây được xác định là khoản nợ riêng của người chồng theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

 

“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

 

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

 

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

...

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

..."

Đối với khoản nợ riêng của chồng thì khi giải quyết ly hôn, Tòa án không có căn cứ để yêu cầu người vợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cùng chồng.

 

3.3. Liên quan đến vấn đề xác định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

 

Thông tin bạn cung cấp cho thấy hai vợ chồng người bạn của bạn có 1 con chung 6 tháng tuổi. Do đó, hai vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

 

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

 

Trong trường hợp hai vợ chồng người bạn của bạn không thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét giao con cho mẹ nuôi (vì bé dưới 36 tháng tuổi), trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con theo Khoản 3 Điều luật nêu trên.

 

Lưu ý: Liên quan đến khoản nợ chung hiện nay thông tin bạn cung cấp không thể hiện rõ khoản nợ đó được xác lập trước hay trong thời kỳ hôn nhân? Hoạt động kinh doanh do hai vợ chồng thực hiện hay do chồng và mẹ chồng thực hiện? Do đó, trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu phát sinh thêm vấn đề chưa rõ về mặt pháp lý, bạn vui lòng liên hệ lại để chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo