Trần Phương Hà

Chia tài sản chung vợ chồng khi chỉ có người chồng đứng tên trên sổ đỏ.

Nội dung yêu cầu tư vấn: Xin chào luật sư! Tôi xin được tư vấn, nội dung như sau: Cô chú tôi kết hôn năm 1977. Năm 1982, một người thân của cô tôi cho cô căn nhà và đất ở diện tích khoảng 3000 m2 (có giấy viết tay là cho cô tôi), gia đình cô chú tôi bán nhà cũ và chuyển về sống ở căn nhà đó.

 

 Cô chú tôi kết hôn năm 1977, năm 1982, một người thân của cô tôi cho cô căn nhà và đất ở diện tích khoảng 3000 m2 (có giấy viết tay là cho cô tôi), gia đình cô chú tôi bán nhà cũ và chuyển về sống ở căn nhà đó. Năm 2000, chú tôi làm GCNQSDĐ chỉ mang tên chú tôi (gồm cả đất ở theo quy định, đất vườn của mảnh đất đó và đất nông nghiệp là ruộng cấy nữa do HTX phân cho từ năm 1993). Năm 2016, cô chú tôi ly hôn, nhưng không chia tài sản, vẫn ở chung, làm chung, cùng thu hoạch sản phẩm nông nghiệp rồi chia đôi hoa lợi. Chú tôi đã lấy và thường xuyên ở với vợ mới (ở nhà của vợ mới). Tôi xin tư vấn:

1. Vợ mới của chú tôi có quyền ở trong căn nhà của cô chú tôi không, có quyền lao động và được chia hoa lợi từ mảnh đất ở và ruộng là tài sản chung của cô chú tôi không?

2. Nếu sau này cô chú tôi chia tài sản, thì được phân chia như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

Kính nhờ luật sư tư vấn giúp!

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chia tài sản chung vợ chồng khi chỉ có người chồng đứng tên trên sổ đỏ. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

Thứ nhất, Việc phân chia tài sản của cô chú bạn sau khi ly hôn sẽ được chia như thế nào.

 

Theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình 2014:

 

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

 

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

 

Theo các quy định trên, tài sản chung của vợ chồng là tài sản mà được hình thành trong thời ký hôn nhân trừ trường hợp các tài sản đó được thừa kế riêng, được tặng cho riêng.

 

Theo bạn trình bày phần diện tích đất 3000m2 và căn nhà của cô chú là do một người khác tặng riêng cho cô bạn nhưng hiện nay chú bạn lại là người đang đứng tên trên GCNQSD, vì vậy cần phải xác định thời điểm cấp GCNQSDĐ đối với phần đất đó có thực hiện đúng theo quy định không, có sự đồng ý của người vợ về việc cho phép chồng đứng tên trên GCNQSDĐ hay không, để từ đó xác định được phần đất đó có phải là tài sản chung của vợ chồng theo quy định hay không. Do thông tin chưa cụ thể, nên chúng tôi đưa ra hai trường hợp để bạn tham khảo thêm:

 

Thứ nhất, Trường hợp khi cấp GCNQSDĐ đã thực hiện đúng các trình tự, thủ tục theo quy định và trong hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đã có sự đồng ý của người vợ về việc cho người chồng đứng tên trên GCNQSDĐ thì phần diện tích trên sẽ được xác định là tài sản chung của vợ, chồng. Vì nếu có căn cứ chứng minh việc vợ cho chồng đứng tên trên GCNQSDĐ là tài sản riêng của mình thì có thể xem xét đó là  thỏa thuận gộp tài sản vào làm tài sản chung của vợ chồng thì tài sản trên sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

 

Thứ hai, Khi thực hiện cấp GCNQSDĐ, trong hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ chú bạn không có các căn cứ chứng minh là có sự đồng ý của vợ về việc cho phép đứng tên trên GCNQSDĐ đối với phần đất đó. Đối với trường hợp này, trong quá trình kiểm tra mà phát hiện việc cấp GCNQSDĐ không đúng quy định, không có sự xác nhận hay đồng ý của cô bạn trong hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ thì có thể yêu cầu đến TAND hủy GCNQSDĐ đang đứng tên chú bạn trên. Khi GCNQSDĐ bị hủy thì tài sản trên vẫn là tài sản riêng của cô bạn.

 

Về nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

 

Sau khi ly hôn cô chú bạn vẫn có thể thỏa thuận với nhau việc phân chia di sản, nếu như có tranh chấp xảy ra thì có thể khởi kiện đến TAND để yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn theo trình tự 1 vụ án khác, tuy nhiên khi thực hiện khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn bạn cần phải cung cấp những chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có cơ sở như: Bản án, quyết định của TAND về việc giải quyết ly hôn, các giấy tờ tùy thân, các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản…

 

Thứ hai, Người vợ thứ hai của chú bạn có quyền trong căn nhà và có quyền lao động, hưởng hoa lợi từ các tài sản chung của chú bạn hay không?.

 

Đối với các tài sản khác mà được xác định là tài sản riêng của chú bạn, được hình thành trước thời kỳ hôn nhân, được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì người vợ thứ hai của chú bạn không có phần quyền sở hữu đối với tài sản đó trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận đưa số tài sản riêng vào tài sản chung.

 

Còn đối với việc hưởng hoa lợi, lợi tức từ các tài sản chung của chú bạn thì theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ và chồng. Vậy với trường hợp của chú bạn, trong thời kì hôn nhân với người vợ thứ hai, các khoản hoa lợi và lợi tức (lợi nhuận, các lợi ích, các khoản lãi...) mặc dù phát sinh từ tài sản riêng nhưng số hoa lợi và lợi tức đó vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng, và đối với tài sản chung vợ chồng vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với khối tài sản đó. Nên người vợ thứ hai hoàn toàn có quyền đối với các hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của người chồng. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chia tài sản chung vợ chồng khi chỉ có người chồng đứng tên trên sổ đỏ. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV.Lý Quỳnh Giang – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo