LS Hồng Nhung

Nghỉ việc nhưng chưa báo cắt lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Trường hợp người lao động đã nghỉ việc trên thực tế nhưng người sử dụng lao động chưa hoàn tất các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, chưa báo giảm lao động thì phải giải quyết như thế nào? Người lao động có thể tự tiến hành hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ thai sản hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Nội dung câu hỏi:

Trường hợp của tôi như sau: công ty tôi làm việc có đóng bảo hiểm cho tôi được 7 tháng thì tôi nghỉ sinh em bé. Công ty cho tôi nghỉ việc luôn nhưng chưa báo cắt lao động với cơ quan bảo hiểm (6 tháng thai sản tôi vẫn là nhân viên công ty). Vì tôi làm việc thời gian ngắn nên công ty không làm hồ sơ để tôi hưởng thai sản. Hết thời gian thai sản 6 tháng công ty báo cắt lao động với cơ quan bảo hiểm.

Vậy lúc đó tự tôi đi làm chế độ thai sản mà không cần phụ thuộc vào công ty có được không?

Mong anh/chị giải đáp giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn đã cung cấp, công ty cho bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đồng thời cho bạn nghỉ việc luôn. Tuy nhiên, cần phải xác định thời điểm bạn thôi việc, công ty đã ra quyết định thôi việc đối với trường hợp của bạn hay chưa? Do đó, có hai trường hợp có thể xảy ra như sau:

>> Luật sư hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản, gọi: 1900.6169

Trường hợp bạn hoàn tất các thủ tục nghỉ việc trước khi sinh và công ty có ban hành quyết định thôi việc cho bạn thì bạn cần phải làm đơn yêu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ cho bạn để bạn làm hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản. Bởi lẽ theo quy định của pháp luật, khi người lao động đã nghỉ việc thì người lao động phải tự tiến hành hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ thai sản theo Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”

Do vậy, căn cứ quy định nêu trên, bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

Trường hợp công ty không báo giảm lao động, đồng thời việc công ty đồng ý cho bạn nghỉ việc dưới hình thức miệng mà không có quyết định nghỉ việc thì có thể xem xét giữa bạn và công ty vẫn tồn tại quan hệ lao động. Do đó, trách nhiệm làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản vẫn thuộc về công ty. Và, công ty phải tiến hành hồ sơ, thủ tục để bạn được hưởng chế độ thai sản theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

...

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Vậy nếu bạn muốn tự tiến hành thủ tục hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này mà không phụ thuộc vào công ty thì có thể cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không chấp nhận mà bắt buộc công ty phải thực hiện hồ sơ, thủ tục để bạn được hưởng chế độ thai sản.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169