Hoàng Thị Kim Lý

Tư vấn về giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng bị nghiện hút

Luật sư tư vấn về điều kiện để được trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn và việc thăm nom, chăm sóc con sau khi ly hôn. Cụ thể như sau:

Chào các anh chị , em mong các anh chị tư vấn giúp em về trường hợp li hôn: Em với chồng kết hôn hơn một năm, em đang sinh sống ở việt nam và chồng em là việt kiều mỹ và hiện đang tạm trú ở việt nam và có con chung 1 bé gái gần 9 tháng tuổi. Em với chồng có mâu thuẫn trong cuộc sống nên hôn nhân không thể kéo dài, lý do là chồng em là nghiện hút ma túy, em đã khuyên đi cai nghiện nhiều lần và chồng em cũng đi cai nghiện nhưng ra ngoài vẫn hút chích lại và gây áp lực cho hai mẹ con về tinh thần (em có chứng cứ về hình ảnh hút chích ma túy và đánh con). em có trao đổi với chồng về việc li hôn  và trình bày có 2 hình thức li hôn. ly hôn đồng thuận và ly hôn đơn phương. em đề nghị ly hôn đồng thuận và chồng cũng đồng ý nhưng chồng không đồng ý quyết định mà nhờ người nhà là chú ruột thỏa thuận được mới cho ký vì lí do chồng em không rành tiếng việt ,và họ có ra điều kiện yêu cầu như thế này:

1. Ba và bà nội có quyền thăm cháu

2. 5 năm đổi hộ chiếu 1 lần, mẹ có trách nhiệm đưa bé đi làm thủ tục nếu ko mẹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

3. Bé phải được mang 2 quốc tịch việt nam và hoa kỳ

4. nếu mẹ ko đủ khả năng nuôi con thì trao quyền nuôi bé lại cho ba quốc tịch hoa kỳ hoặc bà nội quốc tịch hoa kỳ ngoài ra ko được trao quyền nuôi bé cho bất kỳ ai khác. Xin luật sư tư vấn giúp:

+ Em không rành luật mà nội dung này là bà nội của cháu bên mỹ nhờ luật sư bên đó yêu cầu và gửi về cho em, nếu em đồng ý thì mới thuận tình li hôn, nhưng em không biết họ có hàm ý gì để giành quyền nuôi con không.

Điều 1: ba cháu nghiện hút thì có quyền thăm con hay không, bà nội có quyền thăm cháu bắt buột theo pháp luật hay không?

Điều 2: nếu trường hợp em đau ốm hay xảy ra trường hợp ngoài ý muốn không đưa con đi làm hộ chiếu được thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?Mẹ có quyền ủy thác  cho ba cháu đi làm hộ chiếu đúng không? mà cha cháu lúc đó không cung cấp địa chỉ liên lạc thì em giải quyết làm sao thưa luật sư.

Điều 3: bé phải mang 2 quốc tịch là lợi cho cháu đúng không thưa luật sư. khi b1 có hai quốc tịch rồi ví dụ khi be 1 khoảng bao nhiêu tuổi thì ba bé có quyền mang đi không. em đang sợ là bé em bị bên nội bắt đi. nếu mẹ không đủ khả năng nuôi con thì trao quyền cho ba (ba cháu là người nghiện ,không có việc làm, và bân mỹ cũng có án tù rồi, em mới biết đây) và ba cháu có quyền chỉ định người nuôi con là bà nội không ., và bà nội có quyền tranh chấp nuôi con không. và cho em hỏi mẹ không có khả năng nuôi con là trường hợp nào theo quy định pháp luật, vi dụ (bệnh tật, hay không co việc làm, hay mất khả năng lao động ....)

Xin luật sư tư vấn giúp, nếu ly hôn thỏa thuận không thành em đơn phương ly hôn thì phần thắng giành quyền nuôi con là ai. và em có quyền hạn chế ba thăm con hay không? Còn bà nội có ý định dẫn cháu đi thì em không cho gặp có trái pháp luật không. Em xin cảm ơn đến anh chị.  

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề chị đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

Về việc nuôi con sau ly hôn, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi, sự phát triển về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của người con để quyết định vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Thứ nhất, về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, quyền trực tiếp nuôi con:

– Về nguyên tắc, các bên đương sự (vợ, chồng) có thể tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án.

– Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Khi xem xét ai sẽ là người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố với mục đích tìm được người phù hợp để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. Trên thực tếTòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất, bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.

Nhà ở, điều kiện vật chất, thu thập của người vợ hoặc chồng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

+ Điều kiện về tinh thần, bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Những “thói hư, tật xấu”, thời gian hạn chế sẽ là một yếu tố gây trở ngại trong việc giành quyền trực tiếp nuôi con.

+ Nguyện vọng của con: Là việc người con mong muốn được sống với ai (trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đây là một quyền ưu tiên cho người mẹ, vì trong giai đoạn dưới 36 tháng tuổi trẻ con rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ.

Tuy nhiên, quy định không phải mọi trường hợp đều giao cho người mẹ chăm sóc; trong trường hợp người mẹ không đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì Tòa án vẫn sẽ có quyết định khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.

Thứ hai, về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con, như sau:

- Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi trưởng thành.

- Sau khi ly hôn, có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng lợi dụng việc thăm gặp con để gây cản trở hoặc có những ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169