Tư vấn về chuyển quyền sử dụng đất
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về chuyển quyền sử dụng đất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng cảm ơn./.
Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Với trường hợp của bạn công ty chúng tôi đưa ra tư vấn như sau:
Thứ nhất, việc bố bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng bạn và cả hai con của bạn.
Theo bạn trình bày, thì tài sản này hình thành trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn nên sẽ là tài sản chung vợ chồng. Hiện nay, Mẹ bạn đã mất, nếu như có yêu cầu chia tài sản chung thì tài sản đó sẽ được chia theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Sau khi thực hiện chia tài sản chung, thì một nửa căn nhà sẽ thuộc về Bố bạn, số tài sản còn lại của Mẹ bạn sẽ được đưa ra chia thừa kế theo pháp luật (trong trường hợp Mẹ bạn không để lại di chúc).
Người thừa kế trong trường hợp này được xác định theo điểm a, khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Vậy, Bố bạn chỉ có quyền hạn đối với phần tài sản của mình và phần tài sản mà bố bạn được thừa kế từ mẹ bạn. Khi muốn chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng bạn và các con của bạn thì bắt buộc phải được sự đồng ý của những người thừa kế còn lại ( các anh chị em ruột của bạn).
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể thông qua thủ tục tặng cho hoặc mua bán quyền sử dụng đất.
Thứ hai, việc nhận chuyển nhượng của các con bạn khi dưới 16 tuổi.
Việc tặng cho này chính là một dạng của việc thực hiện giao dịch dân sự.
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Dân sự 2005, người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Con của bạn chưa đủ 16 tuổi, do vậy theo quy định của pháp luật, con của bạn là người chưa thành niên, trong giao dịch dân sự sẽ gặp những hạn chế nhất định.
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, theo quy định này của pháp luật, để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho con bạn, con bạn cần có người đại diện theo pháp luật. Điều 141 Bộ luật Dân sự có quy định các trường hợp người đại diện theo pháp luật như sau:
“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
7. Những người khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo pháp luật, vợ chồng bạn đều có thể là người đại diện theo pháp luật của con trai bạn.
trân trọng!
CV Giáp Hiền - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất