Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài và chi phí yêu cầu.

Câu hỏi: Kính chào Luật Sư. Tôi xin nhờ Luật Sư tư vấn giúp về việc ly hôn của Bạn Tôi như sau: Bạn Tôi họ và tên HG là người Quốc Tịch Việt Nam năm 2009 có kết hôn với 1 người Nước Ngoài Quốc tịch Hàn Quốc, có giấy chứng nhận kết hôn do Sở tư pháp DD cấp.

Sau khi kết hôn Bạn Tôi theo chồng sang Hàn Quốc sinh sống, trong quá trình sinh sống do cuộc sống không hạnh phúc nên sau 2 năm Bạn Tôi có trở về Việt Nam sinh sống và làm việc (không làm thủ tục ly hôn tại Hàn Quốc).

Hiện nay Bạn Tôi đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh. Cũng xin nói thêm sau khi kết hôn Bạn Tôi và chồng không có bất cứ tài sản chung nào cũng như chưa có con với nhau.

Vậy xin hỏi Luật sư thủ tục cần những gì? kết hôn có yếu tô chồng là người Nước Ngoài có ly hôn tại Việt Nam được không? Và chi phí hết Bao nhiêu? Mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư cùng Văn Phòng luật.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, do bạn đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp Thành phố Hà Nội, nên quan hệ hôn nhân của bạn và người Hàn Quốc đã được hợp pháp.

Căn cứ theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, tại “Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Do đó, thủ tục ly hôn của bạn với người chồng Hàn Quốc sẽ được thực hiện theo Pháp luật Việt Nam, được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Cụ thể là Tòa Án nhân dân Tỉnh, nơi thường trú của bạn.

Thứ hai, trình tự, thủ tục xin ly hôn trong trường hợp của bạn cụ thể chúng tôi đã có bài tư vấn với nội dung cụ thể, bạn có thể truy cập đường link sau để biết rõ về thủ tục:

>> Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?

Thứ ba, về các lệ phí, án phí bạn phải nộp khi yêu cầu công nhận ly hôn:

Theo Điều 11. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh Về án phí, lệ phí Tòa Án số 10/2009/UBTVQH.

"1. Trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch nhưng giá trị tài sản có tranh chấp mà Tòa án dự tính từ 4.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (điểm a mục 2 Phần I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh). Trường hợp này thì tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng.

2. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình như sau:

a) Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng;

b) Trường hợp cả vợ và chồng cùng có yêu cầu thì mỗi người phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng.

3. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu chia 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng.

4. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần họ yêu cầu chia trong giá trị tài sản mà Tòa án tạm tính theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này."

Điều 16. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại khoản 11 Điều 27 của Pháp lệnh

"1. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

2. Trong vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì được xem là các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hoà giải trước khi mở phiên tòa theo quy định tại khoản 11 Điều 27 của Pháp lệnh và các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định).

3. Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hoà giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

4. Trường hợp tại phiên tòa các bên đương sự mới thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ vẫn phải chịu 100% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

5. Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng”.

Theo đó, bạn sẽ nộp các khoản lệ phí:

+ Tiền tạm ứng án phí khi bạn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn: 200.000đồng. Do không có yêu cầu về giải quyết tranh chấp về tài sản. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169