Tranh chấp diện tích thuộc không gian trung của hàng xóm giải quyết như thế nào?

Câu hỏi tư vấn: Kính gửi công ty luật Minh Gia cho tôi hỏi việc như sau: Tôi hiện sống trong khu thanh nhàn và là nơi đất thuộc diện giải toả! Cách đây 20 năm khi tất cả xóm không có nước sinh hoạt nên cả xóm mới làm một cái giếng và xây cái bể sát vào cửa nhà tôi và nhà bên cạnh? Nhà bên cạnh để máy bơm! Còn nhà tôi thì mắc công tơ điện


 Giờ nhà nào cũng có nước sạch và nhà bên cạnh cũng xây nhà mới! Xóm đề nghị đập chỗ bể đó trả lại không gian cho xóm! Ông bà ấy đành chấp nhận vì phải xin phép ý kiến và chữ kí của hộ liền kề mới đươc phép xây dựng! Giờ ông bà ấy xây xong thì lại xây lại chỗ đó và nói đất của ông bà ấy! Vì ông ấy đã đóng thuế ngược lại từ năm 2003! Vậy cho tôi hỏi như trên thì nhà ông ấy đúng hay trả lại không gian cho xóm là đúng? Xin cảm ơn luật sư

Trả lời tư vấn:Cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho công ty chúng tôi, để giải quyết vấn đề này chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp này có thể xác định đây là không gian trung của hàng xóm, nên sẽ không ai có quyền chiếm hữu nó.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005:

Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đồng thời, Theo quy định của Luật đất đai 2013.

Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề
1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Như vậy, để cho chắc chắn .Trước hết bạn cần làm đơn nộp Uỷ bạn nhân dân xã ,phường nơi có diện tích tranh chấp yêu cầu xác định lại diện đó có thực sự là diện tích của ông (bà) kia hay thuộc diện tích không gian chung của hàng xóm.Trường hợp xác định đất này được xác định là không gian chung của hàng xóm nên việc sử dụng diện tích đất đó để xây bể nước làm nguồn cung cấp nước cho hàng xóm và nay khi nhà nào cũng đã có nước sạch để dùng thì muốn đập bể đi để trả lại không gian chung cho hàng xóm là hoàn toàn hợp lý .

Nên dù cho  gia đình ông, bà kia lấy lý do đã đóng thuế thuế ngược lại từ năm 2003 để xây tiếp lên phần đất thuộc không gian chung của hàng xóm là trái với quy định của pháp luật. Vì mặc dù đóng thuế nhưng không hề có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với phần diện đó nên .Theo đó, bắt buộc gia đình ông, bà kia phá ngay phần diện tích đã xây dựng trả lại không gian chung cho hàng xóm.

Trường hợp mà gia đình ông(bà) kia cố ý không thực hiện thì bạn cùng bà con hàng xóm tiếp tục làm đơn yêu cầu gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu được giải quyết thỏa đáng.Sau khi nộp đơn nên Uỷ ban nhân dân xã sẽ tiến hành tổ chức hòa giải. Nếu vắng mặt thì coi như phiên hòa giải không thành, khi đó bạn có thể yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh thi hành biện pháp cưỡng chế.Đồng thời, có thể khởi kiện ra Tòa để giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tranh chấp diện tích thuộc không gian trung của hàng xóm giải quyết như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV- P Gái –Luật Minh Gia.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169