Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thừa kế quyền sử dụng đất từ cha, mẹ phải nộp những chi phí nào?

Khi thực hiện thủ tục thừa kế di sản, người được hưởng di sản thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và một số phí hành chính khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người hưởng di sản thừa kế sẽ được miễn những khoản thuế, lệ phí, do đó nếu bạn muốn tư vấn cụ thể bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về thuế, các loại phí phải nộp khi thừa kế đất đai

Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các trường hợp được miễn thuế thu nhập các nhân và lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục hưởng thừa kế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc nhận di sản thừa kế, người được hưởng di sản còn gặp nhiều vướng mắc về hồ sơ, thủ tục để được miễn các loại thuế và lệ phí.

Do đó nếu bạn hoặc gia đình của mình đang thực hiện thủ tục hưởng thừa kế mà còn vướng mắc thì có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các vấn đề:

- Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế;

- Trình tự, thủ tục từ chối di sản thừa kế;

- Giải quyết tranh chấp khi phân chia di sản thừa kế.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về thủ tục hưởng di sản thừa kế

Câu hỏi: Chào văn phòng, cho tôi hỏi về chi phí phải nộp thì nhận thừa kế đất như sau: Hiện nay tôi đang cùng anh trai ở chung 1 thửa đất có diện tích là : 500m2. Thửa đất này được chia là 3 phần: 1 mảnh mang tên tôi đã có sổ đỏ có diện tích là : 180m2.

Một mảnh mang tên anh trai tôi đã có sổ đỏ có diện tích là : 100m2, 1 mảnh mang tên bố tôi là : 220m2 nhưng chưa có sổ đỏ mà chỉ có bản vẽ sơ đồ thửa đất. Hiện nay bố mẹ tôi đã mất, Anh em tôi muốn chia đôi thửa đất này. Vậy chúng tôi cần làm những thủ tục gì để sang tên? Và phải chịu những khoản phí, thuế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, các thủ tục phải làm khi muốn chia mảnh đất của bố

Vì bạn không nói rõ thời điểm bố mẹ anh mất nên chúng tôi không thể xác định cụ thể trong trường hợp của bạn những ai là người được hưởng di sản từ mảnh đất. Thời điểm bố mẹ bạn mất là năm nào thì bạn áp dụng quy định luật tại thời điểm đó, giả sử bố mẹ bạn mất vào thời điểm Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực, Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế:

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Bạn xác định những người thừa kế được hưởng di sản thừa kế là mảnh đất dựa trên căn cứ mảnh đất là tài sản riêng của bố hay tài sản chung của bố và mẹ và thời điểm bố mẹ bạn mất và việc bố mẹ bạn có để lại di chúc hay không. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Theo đó, sau khi bố, mẹ mất thì anh và anh trai anh và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng di sản từ bố, mẹ anh có thể xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi có đất về việc mảnh đất này là di sản thừa kế của bố, mẹ để lại sau đó lập văn bản thỏa thuận (có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã) về việc chia di sản thừa kế di sản thừa kế đối với phần diện tích 220m2 do bố anh để lại mà chưa có sổ đỏ. Trường hợp có những người thừa kế khác được hưởng di sản ngoài hai anh em thì chỉ khi họ không nhận di sản thừa kế thì mảnh đất mới được chia hai cho hai anh em của anh. Khi có văn bản thỏa thuận về chia di sản thừa kế hợp lệ và có giấy tờ chứng minh về quan hệ huyết thống giữa bố, mẹ anh và anh, anh trai anh (sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân) thì anh và anh trai anh có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của riêng từng người theo quy định tại điểm c, khoản 1 điều 100 Luật đất đai 2013:

"1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất".

Sau khi hoàn tất thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì hai anh em bạn làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Hồ sơ gồm có:  

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

- Giấy tờ chứng minh miễn nghĩa vụ tài chính: lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, về thuế thu nhập cá nhân

Do đó, với trường hợp này thì anh và anh trai anh không phải nộp tiền sử dụng đất.

Theo quy định tại điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về thu nhập được miễn thuế:

"4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau".

Do đó, khi nhận thừa kế với di sản là bất động sảnngười sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba, về lệ phí trước bạ

Khoản 10 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Do đó khi nhận thừa kế mảnh đất thì những người thừa kế cũng được miễn lệ phí trước bạ.

>> Tư vấn thắc mắc về chia thừa kế, gọi: 1900.6169

------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về việc chia thừa kế khi không có di chúc

Xin chào Luật sư Công ty Luật Minh Gia, gia đình tôi hiện đang gặp vướng mắc về vấn đề phân chia tài sản thừa kế nên rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trình bày như sau: Gia đình tôi lúc đầu có 4 người là bố mẹ tôi, tôi và em trai tôi. - Năm 1992 em trai tôi lấy vợ, hiện có 2 con(1 trai và 1 gái). - Năm 1999 gia đình tôi có mua một căn nhà, trên giấy tờ mua bán nhà đứng tên em trai tôi (hiện tại sổ đỏ chưa sang tên mà vẫn mang tên người bán). - Năm 2001 em trai tôi đột ngột qua đời và không để lại di chúc. - Năm 2004 bố tôi cũng qua đời. Gia đình tôi hiện tại có mẹ tôi, em dâu tôi và 2 cháu sống trong căn nhà này. Em dâu tôi có đề nghị mẹ tôi đồng ý để sang tên sổ đỏ cho con trai(hiện cháu đã đủ 18 tuổi). Vậy theo pháp luật quy định thì căn nhà của gia đình tôi những ai có quyền thừa kế và khi sang tên thì ai có quyền đứng tên trên sổ đỏ. Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cám ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

...

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

​2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."

Theo quy định trên thì em trai của anh/chị chết không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, 1/2 căn nhà sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Trường hợp bố của anh/chị đã chết (chết sau con) thì 1 suất thừa kế của bố anh/chị sẽ được xác định là di sản thừa kế của bố anh/chị, theo đó, phần di sản thừa kế này sẽ được chia thừa kế theo quy định trên (nếu không để lại di chúc).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169