Thủ tục xin ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thủ tục ly hôn
Bạn không nói rõ là hai vợ chồng bạn là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục ly hôn trong cả hai trường hợp
Thủ tục trong trường hợp thuận tình ly hôn
Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Giấy đăng ký kết hôn ( bản chính)
Chứng minh thư nhân dân của cả vợ và chồng ( bản sao có chứng thực)
Giấy khai sinh của các con ( bản sao có chứng thực)
Sổ hộ khẩu gia đình ( bản sao có chứng thực)
Giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng ( nếu có)
Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng
Thủ tục trong trường hợp đơn phương ly hôn
Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Đơn xin ly hôn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn có hộ khẩu
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính). Nếu không có giấy đăng ký kết hôn phải xin xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn đăng ký kết hôn
Chứng minh nhân dân ( bản sao có chứng thực )
Giấy khai sinh của các con ( bản sao có chứng thực)
Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực)
Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú
Thứ hai, về quyền nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”
Trường hợp của bạn, vì con bạn mới được một tuổi nên sẽ do bạn trực tiếp nuôi dưỡng nếu bạn có điều kiện để trực tiếp nuôi con
Thứ ba, về nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con
Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, nếu không trực tiếp nuôi con thì người đó phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân gia đình. Mức cấp dưỡng được quy định như sau:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, pháp luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể nên mức cấp dưỡng này do hai vợ chồng anh chị tự thỏa thuận. Thỏa thuận về mức cấp dưỡng phải dựa trên mức thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất