Luật sư Trần Khánh Thương

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nội dung đề nghị tư vấn: Xin hỏi luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau: Gia đình tôi có mua của ông X mảnh đất với diện tích là 63.8 m2 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2011 do Ủy ban Nhân dân thành phố Y cấp nhưng gia đình ông X đã tự ý làm nhà lên phần đất được cấp của gia đình tôi.

Tôi đã làm đơn đề nghị lên Ủy ban Nhân dân(UBND) Phường nhờ giúp đỡ giải quyết và được địa chính Phường cho biết gia đình ông X được cấp sổ đỏ năm 2012, sau gia đình chúng tôi nhưng phần đất của gia đình ông X lại chồng chéo lên phần đất của gia đình tôi.

Trước kia, ông X được cấp sổ đỏ vào năm 2010 với tổng diện tích 12xx m2 và đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình tôi là 6xm2 vào năm 201x. Số đất còn lại ông được cấp sổ đỏ vào năm 2012. Vậy xin nhờ luật sư tư vấn giúp gia đình chúng tôi quy trình và thủ tục để để chúng tôi khởi kiện đòi lại được diện tích đất của mình. Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: Luật Đất đai hiện hành quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai phải thông qua hoà giải ở cơ sở, cụ thể:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Như vậy, đối với tranh chấp trên, trước tiên hai bên có thể tự hoà giải, nếu không tự hoà giải được thì bạn gửi yêu cầu đề nghị hoà giải đến UBND cấp xã (phường) nơi có đất tranh chấp. Trong thời hạn 45 ngày, Chủ tịch UBND có trách nhiệm tổ chức hoà giải cho các bên.

Trường hợp hoà giải thành, gia đình bạn và ông Hoàng Phiên thống nhất lại được ranh giới đất đai của mình và có chênh lệch so với giấy CNQSDĐ được cấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn và ông Hoàng Phiên. 

Trường hợp hoà giải không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, có chữ ký của các bên và xác nhận của địa phương về hoà giải không thành.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”… (khoản 1 Điều 203 LĐĐ 2013)

Do diện tích đất của gia đình bạn và ông Hoàng Phiên đều có giấy CNQSDĐ nên sau khi hoà giải ở địa phương không thành, bạn có thể nộp đơn trực tiếp đến Toà án nhân dân TP Hạ Long để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Tranh chấp về diện tích ngõ đi chung với nhà hàng xóm giải quyết thế nào?

Xin luật sư tư vấn giúp em về việc tranh chấp đất:Khoảng năm 1997, ông bà có để lại đất do dòng họ, trong đó ba em được chia con đường ở giữa hai mảnh đất ngang là 4m dài khoảng 20m để đi vào đất riêng của nhà em, còn hai mảnh đất 2 bên con đường được chia cho những người khác trong dòng họ. Việc chia đất cho ba em được thỏa thuận bằng miệng, được sự chứng kiến của nhiều bà con, xóm giềng và lúc chia đất con đường thực tế chỉ rộng 2m, tuy nhiên được đóng cọc phân chia rộng 4m trước sự chứng kiến của dòng họ, hàng xóm. Đến nay, hai miếng đất 2 bên đường đã được chuyển nhượng đi nhiều lần, và chủ sở hữu của mảnh đất một bên đường hiện nay có giấy sở hữu đất lấn qua bên đường nhà em gần 1m. Hai bên đã thỏa thuận để giải quyết vấn đề, tuy nhiên không đạt được sự thống nhất. Chủ miếng đất bên đường đòi đưa ra chính quyền để giải quyết. Nếu nhờ chính quyền giải quyết như vậy, nhà em có khả năng bị mất phần đất của nhà em không ạ, do trước đây chỉ thỏa thuận bằng miệng và đóng cọc. Để đảm bảo giữ lại đủ phần đất của nhà em thì nhà em phải làm như thế nào ạ.Xin luật sư tư vấn gíup, xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

>> Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai khi bị lấn chiế

Trong trường hợp này nếu như gia đình có căn cứ chứng minh đây là diện tích hợp pháp của gia đình thì có căn cứ để yêu cầu được công nhận và sử dụng chứng cứ để xác định quyền sử dụng đất để giải quyết tranh chấp về ngõ đi chung với nhà hàng xóm.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169