Nguyễn Thu Trang

Sau ly hôn vợ đưa con định cư ở nước ngoài có cần sự đồng ý của chồng?

Khi mục đích của hôn nhân là yêu thương, chăm sóc, chung thủy,... không còn đạt được, ly hôn là điều tất yếu xảy ra. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân không chỉ là quan hệ giữa hai vợ chồng mà còn là quyền lợi, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

1. Tư vấn về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn bao gồm chăm sóc, nuôi dưỡng, thăm nom con cái, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Mặc dù vậy, đây là vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp bởi cha mẹ thường gặp phải khó khăn trong vấn đề thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con.

Vậy cha mẹ cần làm thế nào để đảm bảo quyền của mình đối với con cái? Nếu một bên có quyền nuôi con cản trở thì làm thế nào? Trường hợp nào cần sự đồng ý của cả hai bố mẹ? Nếu bạn có vướng mắc cần hỗ trợ hoặc cần sử dụng dịch vụ ly hôn, Luật Minh Gia sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.

2. Tư vấn về vấn đề đưa con định cư ở nước ngoài sau khi ly hôn

Câu hỏi tư vấn:

Xin chào, Tôi đã li hôn chồng được 2 năm và có đứa con 5 tuổi. Hiện tại tôi có quen một người ở Úc và người đó muốn đón tôi đi ÚC kết hôn. Tôi muốn mang con đi cùng nhưng chồng cũ của tôi không đồng ý. Giấy tờ bảo lãnh con đi Úc cần yêu cầu chữ kí của cha hoặc có giấy tờ tương đương chứng tỏ tôi có quyền mang con đi. Tôi đã thương lượng nhiều lần với chồng cũ nhưng anh ta nhất quyết không kí vào đơn đồng ý. Tôi cũng đã lên tòa án để yêu cầu cấp giấy giải thích về luật Việt Nam vì theo như thẩm phán giải quyết vấn đề của tôi, luật Việt Nam không hề cấm tôi mang con đi. Tôi muốn hỏi các luật sư trường hợp của tôi nên giải quyết thế nào? Và có loại giấy tờ gì có thể thay thế được đơn đồng ý của cha hay không. Tôi xin gởi kèm mẫu đơn yêu cầu từ phía bên Úc để các luật sư tham khảo.Nếu bên phía luật sư có thể giúp tôi giải quyết vấn đề này thì tôi xin gởi phí theo thỏa thuận. Tôi chân thành cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn cho Luật Minh Gia. Với vấn đề cần được giải đáp của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất, về quyền của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Đối với người không trực tiếp nuôi con, luật quy định rất rõ ràng về quyền được thăm nom, chăm sóc nuôi dưỡng con cái mà không trực tiếp nuôi sau khi ly hôn và không bị cản trở.

Thứ hai, về thủ tục xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi

Việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 94/2015/NĐ-CP) về hồ sơ xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:

3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):

a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.

…”

Như vậy, việc bạn đưa con ra nước ngoài pháp luật không quy định bắt buộc cần phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của chồng. Bạn hoàn toàn có thể tự mình điền vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho con. Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án là căn cứ để chứng minh quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn, chứng tỏ việc có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến trường hợp chồng bạn có yêu cầu về việc thay đổi quyền nuôi con:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ."

Trường hợp chồng bạn có đơn yêu cầu Tòa án về việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, chứng minh được rằng việc bạn đưa con sang Úc sẽ hạn chế việc thăm nom, chăm sóc, ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì có thể Tòa án sẽ thay đổi quyền nuôi con của bạn. Khi đó, bạn sẽ không thể đưa con sang Úc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo