Quyền nuôi con sau ly hôn được giải quyết như nào?
Câu hỏi tư vấn: Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể như sau: Kính gửi luật sư: tôi có 1 con nhỏ, sinh /xx/20xx, hiện cháu vẫn đang bú mẹ. Vợ chồng tôi kết hôn năm 2014, tới tháng 8/2015 thì ly thân, ngày 13/11/2015 tôi có nộp đơn ra Toà án để ly hôn. Hai vợ chồng tôi đồng ý ly hôn nhưng không thoả thuận được việc nuôi cháu. Hiện tôi đang làm tại 1 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, sống cùng chị gái và anh rể sau khi ly hôn
(Đây là nhà của gia đình tôi, bố mẹ tôi mất sớm nên hiện tại nhà chị gái tôi ở và trông nom). Vì bố mẹ mất và tôi hiện đang đi làm, nên hàng ngày phải gửi cháu cho người khác trông nom, chính vì vậy nhà chồng tôi lấy đó là lý do để tranh giành vì nhà chồng tôi còn bố mẹ chồng ở nhà ( ông đã gần 70t, bà thì 60t nhưng bị bệnh tiểu đường, mỡ máu, đau xương khớp...), đồng thời nhà chồng tôi thể hiện là có tài chính nên nếu được nuôi cháu sẽ không yêu cầu tôi trợ cấp. Bản thân chồng tôi và gia đình chồng tôi ko thực sự quan tâm cháu từ lúc cháu sinh ra tới giờ nên tôi hoàn toàn ko muốn cháu phải chịu thêm thiệt thòi là không được ở cùng mẹ sau khi bố mẹ ly hôn. Tôi chân thành mong luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp của tôi có khi nào tôi không được nuôi con không ạ?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Dựa trên các thông tin mà bạn cung cấp, công ty Luật Minh Gia xin đưa ra câu trả lời tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau ly hôn được thực hiện như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì con bạn vẫn còn đang bú mẹ, có nghĩa là vẫn chưa đủ 36 tháng tuổi. Theo như quy định trên thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Như vậy, hiện tại cháu bé vẫn là do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia đối với vấn đề của bạn. Bạn có thể tham khảo để giải quyết vấn đề của mình. Trường hợp còn vướng mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email hoặc gọi điện cho Luật sư để được nghe tư vấn trực tuyến.
-------------------------
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai: Chào công ty Luật Minh Gia . Mình muốn bạn tư vấn cho mình hai vấn đề sau Thứ nhất : Mình muốn ly hôn mà là đơn phương chưa có thỏa thuận ly hôn với chồng thì có ly hôn được không? Thứ hai : Mình lấy chồng năm 2012 và đã có hai con 1 bé 3 tuổi và 1 bé 6 tháng tuổi . Chồng mình làm cơ khí nay đây mai đó còn mình làm may mình muốn dành quyền nuôi con thì cần giấy tờ và điều kiện như thế nào?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật MInh Gia. Dựa trên các thông tin mà bạn cung cấp thì công ty LUật Minh Gia xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:
Thứ nhất, bạn muốn ly hôn mà đơn phương chưa có thỏa thuận ly hôn với chồng thì có ly hôn được không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2011 quy định: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được". Như vậy, bạn vẫn có quyền đơn phương ly hôn tại tòa, tuy nhiên vẫn sẽ phải trải qua quá trình hòa giải và tòa án cần có căn cứ cụ thể để quyết định ly hôn.
Thứ hai, về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn.
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình thì:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"
Bạn có hai cháu nhỏ, một cháu đã 3 tuổi (tức đủ 36 tháng tuổi) còn một cháu mới sáu tháng tuổi. Đối với cháu nhỏ 6 tháng tuổi Tòa sẽ chỉ định người trực tiếp nuôi dưỡng là mẹ, trừ trường hợp giữa cha và mẹ có thỏa thuận khác vì lợi ích cho con hoặc Tòa xác định bạn không đủ các điều kiện cơ bản và cần thiết để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ.
Còn đứa bé 3 tuổi, trường hợp hai cha mẹ không thể thỏa thuận được người nuôi dưỡng đứa trẻ thì tòa án sẽ quyết định người nuôi dưỡng đứa trẻ căn cứ vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đứa trẻ như tình hình tài chính của cha và mẹ, khả năng chăm sóc, giáo dục đứa trẻ,.... Nếu muốn là người , trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ, bạn cần thu thập đủ bằng chứng chứng minh bạn đáp ứng đủ điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho con.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Quyền nuôi con sau ly hôn được giải quyết như nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất