Luật sư Vũ Đức Thịnh

Quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng một bên không thực hiện nghĩa vụ như đã giải quyết thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết không?

Nội dung đề nghị tư vấn: Thưa luật sư, gia đình tôi muốn tham khảo ý kiến của luật sư về vấn đề cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hiện trạng. Sau khi ban địa chính phối hợp với ban tư pháp xã đo đạc và kiểm tra thì thấy đất trong bìa đỏ gia đình tôi sai với hiện trạng. Cụ thể là đất hiện trạng rộng hơn đất trong bìa đỏ 2,7 mét theo chiều dọc. Số đất sai này nằm trong bìa đỏ của gia đình khác. Gia đình tôi đang tranh chấp giáp ranh với một hộ gia đình khác. Sau khi UBND xã gửi giấy triệu tập và qua xem xét kết luận yêu cầu gia đình kia phải trả lại đất cho gia đình tôi. Tuy nhiên họ không đồng ý. Vậy nên tôi muốn tham khảo ý kiến của luật sư tư vấn quy định pháp luật về việc này đề viết đơn ra toà án.  Gia đình xin chân thành cảm ơn luật sư !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng về việc hòa giải tại UBND cấp xã có thành hay không và có biên bản hòa giải hay không. Chúng tôi phân tích như sau:

+ Trường hợp hòa giải thành, mà bên kia không thực hiện theo việc UBND cấp xã đã giải quyết thì gia đình bạn có quyền yêu cầu UBND cấp xã can thiệp yêu cầu bên kia buộc phải thực hiện nghĩa vụ.

+ Trường hợp hòa giải không thành thì gia đình bạn có quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây;

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

…”

Trường hợp gửi hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết thì gia đình bạn cần có các giấy tờ sau:

- Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;

- GCNQSD đất và các giấy tờ liên quan đến tranh chấp;

- Biên bản hòa giải không thành của UBND;

- CMTND, sổ hộ khẩu (bản sao - chứng thực).

Trân trọng 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169