Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn quy định về quy trình cưỡng chế xây dựng
Hiện nay, tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát cho dù chính quyền địa phương đã vào cuộc. Vậy, khi người sử dụng đất có hành vi xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ bị pháp luật xử lý như nào? Có bị tháo rỡ công trình trên đất đi không? Trình tự, thủ tụ xử phạt và cưỡng chế được thực hiện ra sao?
Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến vấn đề này và chưa biết giải quyết như nào thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đấy để có thêm kiến thức pháp luật.
2. Thủ tục cưỡng chế khi xây nhà trên đất nông nghiệp
Câu hỏi:
Thủ tục cưỡng chế xây dựng trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất; hiện nay TP B đề nghị các phường xã xử lý các trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất.
Xây dựng trên đất quy hoạch thương mại dịch vụ phải cưỡng chế phá dỡ công trình nhưng quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ xử lý về lĩnh vực đất đai theo Nghị định 102/2014 ngày 10/4/2014 mà không xử lý vi phạm xây dựng theo Nghị định 121/2013 và thông tư số 02/2014; do tôi là cấp phường thì việc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp theo nghị định 102/2014 về lĩnh vực đất đai có đúng hay không? có phải xây dựng phương án cưỡng chế không? Nếu phải xây dựng phương án cưỡng chế thì ai là người phê duyệt phương? Thủ tục trình tự như thế nào? Xin luật sư hướng dẫn!
Trả lời:
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của anh chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Nghị định 102/2014/ NĐ - CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hành vi tự ý xây dựng các công trình để ở trên đất ở theo quy định tại Nghị định này là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất (không được phép của cơ quan có thẩm quyền). Vậy, quyết định xử phạt hành chính áp dụng theo quy định này đúng với quy định của pháp luật.
Tiếp theo, ciệc cưỡng chế tháo dỡ công trình trên đất phải được thực hiện theo đúng thủ tục trình tự theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.
- Quyết định cưỡng chế phải thể hiện rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, các biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký và họ tên của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
- Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Thông tư 16/2010/TT-BTNMT:
Điều 4. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai
" ... 3. Đối với trường hợp tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trái phép trên đất thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, bao gồm:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh".
Đối với trường hợp: sử dụng đất không đúng mục đích, Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp… trong trường hợp không phải tháo dỡ nhà ở hoặc công trình xây dựng trái pháp luật trên đất thì người ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào điều kiện thực tế, khả năng phục hồi của đất, điều kiện về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế để thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực về chuyên môn, kỹ thuật thực hiện việc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, khắc phục tình trạng làm suy giảm chất lượng đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất. Chi phí trả cho việc thuê tổ chức, cá nhân khác được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc cưỡng chế, người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế về số tiền phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người ra quyết định cưỡng chế, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả chi phí cưỡng chế nêu trong thông báo. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không hoàn trả chi phí nói trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá để thu hồi tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Đối với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp… trong trường hợp phải tháo dỡ nhà ở hoặc công trình xây dựng trái pháp luật trên đất thì người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức lực lượng, phương tiện và yêu cầu các cơ quan có liên quan phối hợp để cưỡng chế tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trên đất. Chi phí cưỡng chế hành chính được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc cưỡng chế, người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế về số tiền phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả chi phí cho việc cưỡng chế trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không hoàn trả chi phí nói trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá để thu hồi tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Về tổ chức thi hành cưỡng chế anh có thể tham khảo thêm tại Điều 34 Nghị Định 166/2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất