Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con?
Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH năm 2014 và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000.
Theo đó, “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con".
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý...".
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
Theo quy định tại: “Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau: "Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng... Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
2. Một số tình huống tư vấn thắc mắc về nghĩa vụ cấp dưỡng
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Thủ tục yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng
Kính gửi quý công ty. Tôi và chồng tôi đã chung sống với nhau 8 năm và có hai con gai. Một cháu 11 tuoi va mot chau 7 tuổi, cách đây 4 năm vợ chồng toi đã chia tay và toi được quyền trực tiếp nuôi 2 cháu. Tại thời điểm chia tay là năm 2011. Theo bản án của toà ná và theo thỏa thuận ve cấp dưỡng thì chồng toi chu cấp 2 tr/ 1 cháu/ 1 tháng. Tổng số tiền chu cấp 2 cháu là 4 tr. Tuy nhien tại thời điểm đó các cháu còn nhỏ và mọi chi phí chưa đắt đỏ như bay giờ. Hiện tại các cháu đều đã đi học, mọi chi phí sinh hoạt ăn uống học hành các cháu đều tăng và khoản tiền chồng toi trách nhiệm hàng tháng không đủ chi phí cho một chau . Ngoài ra khi các cháu ốm đau thì chong toi kg co hỗ trợ về các khoản chi phí này. Đều đặn hàng tháng chu cấp 4 tr cho hai cháu. Vì vay toi muốn thay đổi trợ cấp nuoi con thì toi sẽ phải làm những thủ tục giấy tờ và trinh tu nhu thế nào? Chồng toi làm ở cong ty TNHH Vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật. Thu nhập khoảng 30 tr/ thang, hình thức trả lương qua ngân hàng. kính mong Luật Minh Gia hỗ trợ.
Trả lời: Chào bạn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Tư vấn về quyền thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
>> Tư vấn về yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng.
Theo đó, khi có khó khăn về việc nuôi con, các chi phí sinh hoạt cho con ngày càng tăng lên , chị chứng minh được những khó khăn này thì có thể thỏa thuận trực tiếp với người chồng cũ đó. Nếu không thỏa thuận được thì chị có thể làm thủ tục yêu cầu TAND thay đổi mức cấp dưỡng để đảm bảo cho quyền lợi của trẻ, của người mẹ và của người chồng.
Hồ sơ bao gồm :
- Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;
- Bản án/ quyết định của TAND cho ly hôn trước đó;
- Bản sao CMND, sổ hộ khẩu;
- Bản sao giấy khai sinh cho con;
- Giấy tờ chứng minh tình hình khó khăn và các chi phí nuôi con tại thời điểm này rất lớn so với mức cấp dưỡng hiện tại.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
- Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con
Tôi có em trai đã kết hôn được 5 năm và có 1 bé trai 4 tuổi. Vợ chồng đã không sống chung ̃ hơn 2 năm nhưng người vợ không muốn ly hôn vì muốn giành nuôi con và đòi tiền trợ cấp. Hiện tại người vợ đang chung sống với bạn trai. Cháu thì ở bên ngoại đi học, cuối tuần thì về nội, tiền học phí gia đình tôi hỗ trợ. Hiện em tôi chưa có việc làm. Nếu ly hôn thì bên tôi có phải trợ cấp hàng tháng không?
Tư vấn: Chào bạn! yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con
Khi hai vợ chồng không còn chung sống, bên không trưc tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Trường hợp của bạn, nếu con do vợ được quyền nuôi thì chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án dựa trên yêu cầu các bên và dựa trên thu nhập của chồng để quyết định một mức cấp dưỡng hợp lý.
- Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp cấp dưỡng cho con
Xin chào luật sự ạ! Hiện tại e đang có một số câu hỏi rất mong được luật sư tư vấn giúp e ạ. E và chồng đăng kí kết hôn ở quê e( Quảng Trị) sau đo làm thủ tục li hôn ở Vũng Tàu. Hiện tại chồng e đang ở Quảng Ninh định cư và lập nghiệp. E thì ở quê Quảng Trị ạ. E muốn hỏi luật sư là vì lý do chồng e cố tình ko chu cấp cho con hàng tháng như thoả thuận thì e phải nộp đơn kiện lên toà án nào ở đâu ạ? Vì khoảng cách 2 vợ chồng như vậy liệu toà sẽ giải quyết bằng cách nào ạ? Và liệu e có đòi lại quyền lợi cho con e được ko ạ? Rất mong nhận được hồi đáp của luật sư ạ. E cảm ơn ạ.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về cấp dưỡng. Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
Như vậy, khi bạn và chồng có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có thể lựa chọn gửi đơn ra Tòa án huyện tại Quảng Ninh nơi chồng bạn đang cư trú hoặc gửi đơn khởi kiện tại Tòa án huyện thuôc tỉnh Quảng Trị nơi bạn đang cư trú.
Trường hợp của bạn, do khoảng cách hai vợ chồng rất xa, quá trình tham gia tố tụng sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng vẫn tiến hành bình thường theo quy định của pháp luật, các đương sự phải có mặt tại Tòa án trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt. Khi có bản án của Tòa, nếu chồng bạn không tự nguyện thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu Tòa cưỡng chế thi hành án. Về vấn đề khoảng cach, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện ủy thác thi hành án, cưỡng chế thông qua khấu trừ lương trực tiếp của người chồng hoặc các biện pháp khác để thực hiện án.
- Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 4: Tạm ngừng cấp dưỡng khi người cấp dưỡng gặp kinh tế khó khăn
Chào luật sư! Hiện tại tôi có một số vấn đề cần luật sự hỗ trợ tư vấn Tôi và vợ tôi hiện tại đã ly hôn và có một người con trong thời gian giải quyết ly hôn tôi và vợ tôi đã thoả thuận nếu ai nuôi con sẽ không yêu cầu bên nào cấp dưỡng nuôi con, nhưng hiện tại vợ tôi lại kiện lại và yêu cầu thay đổi cấp dưỡng nuôi con.Nhưng tôi hiện tại không đủ điều kiện để cấp dưỡng nuôi con, vậy tôi phải làm thế nào ?
Tư vấn: Chào anh/chị! yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Tạm ngừng cấp dưỡng khi người cấp dưỡng gặp kinh tế khó khăn
Theo quy định, khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó, chị vợ là người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trước đây, người vợ không yêu cầu cấp dưỡng nên anh không thực hiện nhưng cấp dưỡng là nghĩa vụ của anh nên người vợ có quyền làm đơn gửi tới TAND yêu cầu anh thực hiện việc cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì TAND sẽ quyết định dựa trên chi phí sinh hoạt hàng tháng của con và khả năng của người chồng có thể đáp ứng được.
Nếu anh khó khăn về mặt kinh tế và không có khả năng cấp dưỡng thì anh có quyền yêu cầu TAND ngừng nghĩ vụ cấp dưỡng.
Có thể bạn quan tâm:
>> Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
>> Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất