Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế

Mẹ tôi chết năm 1981. Bố tôi chết năm 1991, gia đình tôi có 4 anh chị em, 2 gái, 2 trai. Chị gái tôi sinh năm 1961 hiện vẫn có gia đình, em gái út sinh năm 1972 vẫn có gia đình, em trai tôi sinh năm 1969.

Mẹ tôi chết năm 1981. Bố tôi chết năm 1991, gia đình tôi có 4 anh chị em, 2 gái, 2 trai. Chị gái tôi sinh năm 1961 hiện vẫn có gia đình, em gái út sinh năm 1972 vẫn có gia đình, em trai tôi sinh năm 1969.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và đến năm 1989 em tôi có đi làm kinh tế ở miền nam nay đây mai đó không rõ địa chỉ, nhưng từ đó tới nay không về địa phương. Tôi cũng có gia đình hiện tại tôi đang ở tại khu đất của bố tôi để lại, do trước khi chết bố mẹ tôi không để lại di chúc hay giấy tờ gì, về phân chia tài sản của bố mẹ, trong khi tất cả giấy tờ và quyền sử dụng đất đai đều mang tên của bố tôi, trong giấy đỏ quyền sử dụng đất đai mang tên của bố tôi được sở hữu như sau: 360m2 là đất thổ cư (đất nhà ở) có 216m2 đất rau xanh (gọi tắt là ruộng phần trăm được chia vào thời kỳ sau kháng chiến gì đó tôi chưa nắm rõ) số còn lại là đất vườn. Tổng tất cả diện tích là 3000m2. Theo thông tin trên bây giờ tôi muốn sang tên giấy quyền sử dụng đất thì phải làm thế nào, trong khi em trai tôi đã đi khỏi địa phương mấy chục năm không về và cũng không có nhà. Sau năm bố tôi chết trong sổ hộ khẩu do em tôi đi lâu không có nhà nên từ ngày đó tới nay cũng không còn trong danh sách nữa. Và nếu mọi thành viên trong gia đình tôi họ đòi chia đất thì thể thức chia đất đai thế nào?Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

Điểm a Tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần 1 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có quy định về thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế như sau:

“a) Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế".

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.”

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn mất năm 1981 tính đến nay đã được 37 năm, bố bạn mất năm 1991 đến nay là 27 năm. Căn cứ theo các quy định đã nêu trên thì do mẹ bạn mất trước năm 1996, thời hiệu yêu cầu chia thừa kế của mẹ bạn được tính từ ngày 10/9/1990 (ngày công bố pháp lệnh thừa kế 1990). Do đó nếu phần tài sản bạn đang sử dụng là tài sản riêng của bố bạn hay là tài sản chung của bố mẹ bạn hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì tính đến thời điểm hiện tại thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản của bố mẹ bạn hiện tại vẫn còn. Nếu các anh, chị, em của bạn có gửi đơn khởi kiện thì Tòa án vẫn có căn cứ giải quyết phân chia thừa kế trong trường hợp này.

Nếu các bạn không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia di sản thừa kế của bố mẹ thì phần di sản này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, nếu ông bà nội, ngoại của bạn đã mất thì phần di sản thừa kế sẽ được chia đều cho tất cả những người con của bố mẹ bạn. Mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Em trai bạn đã đi khỏi địa phương nhưng vẫn có quyền sở hữu đối với mảnh đất kia như các bạn. Tuy nhiên, em trai bạn đã đi biệt tích từ năm 1989 đến nay không có tin tức gì nên bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố em trai mình đã mất tích hoặc làm đơn tuyên bố em trai mình đã chết theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Nếu Tòa án tuyên bố em trai bạn mất tích thì phần tài sản em trai bạn được hưởng sẽ được giao cho một trong những người thân thích quản lí. Nếu Tòa án tuyên bố em trai bạn đã chết thì phần tài sản em trai bạn được hưởng sẽ được xử lí theo quy định của pháp luật về thừa kế, 3 chị em bạn sẽ được thừa hưởng phần di sản đó. Nhưng xin bạn lưu ý 1 điều là, nếu em trai bạn quay trở về và làm đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố là mình đã chết của Tòa án thì quan hệ về tài sản của em trai bạn sẽ được khôi phục trở lại.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169