Nguyễn Nhàn

Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần theo quy định?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, có các loại hình công ty gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Trên thực tế các loại hình doanh nghiệp này không phải là những thuật ngữ xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, để có những hiểu biết sâu về từng loại hình doanh nghiệp để có thể phân biệt rõ từng loại hình doanh nghiệp cần tham khảo kỹ các quy định của pháp luật.

Mục lục bài viết

Do đó, thông qua bài viết này, Luật Minh Gia góp phần đem đến cho quý khách hàng cách phân định rõ hơn giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

1. Giống nhau

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Bộ luật Dân sự năm 2015 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đều là doanh nghiệp (là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh); đều có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Khác nhau

Bởi vì đây là hai loại hình doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau nên có rất nhiều tiêu chí phân biệt, trong phạm vi bài viết này, Luật Minh Gia phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần bằng các tiêu chí cơ bản, dễ nhận diện như sau:

Tiêu chí

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty cổ phần

Căn cứ pháp lý

Chương III Luật Doanh nghiệp năm 2014, từ Điều 46 đến Điều 87.

Chương V Luật Doanh nghiệp năm 2014, từ Điều 111 đến Điều 176.

Góp vốn

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được chia ra công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo đó, phần vốn góp được xác định như sau:

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân góp vốn.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân sở hữu.

Công ty cổ phần có số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa, cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Mua lại vốn

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về một số vấn đề của công ty theo quy định của pháp luật.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không có mua lại vốn.

Trường hợp mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông: Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

Trường hợp mua lại cổ phần theo quyết định của công ty: Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Chuyển nhượng vốn

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định về chào bán phần vốn góp hoặc chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không có chuyển  nhượng vốn.

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp hạn chế đối với cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Cơ cấu tổ chức

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được rổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: (1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; (2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn hình thức tổ chức và hỏa động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác thì công ty cổ phần có thể tổ chức và hoạt động theo mô hình mà luật chứng khoán quy định.

Phát hành cổ phần, trái phiếu

Công ty trách nhiệm hữu không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần) và được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Bài viết liên quan
0971.166.169