Luật sư Vũ Đức Thịnh

Người VN định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà, đất tại VN?

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp định cư ở nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình có quyền sở hữu nhà ở và đất ở tại Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan như sau:

Kính gửi Quý Luật sư ! Tôi có nội dung này kính nhờ quý luật sư vui lòng trợ giúp. Bạn tôi có đứa cháu con chị vợ, hiện đang đứng tên sở hửu 1 nhà gắn đất ở Thành phố Hồ Chí Minh; và đứng tên 5 công vườn ở tỉnh Tiền Giang. Anh chị đã định cư bên Mỹ từ năm 2002, nay cháu sắp phải đi qua đó diện đoàn tụ gia đình. Vậy chủ quyền nhà, đất nêu trên, theo luật nhà ở, luật đất đai của Việt Nam thì cháu có còn được đứng chủ quyền hay không? Khoảng 1 vài tháng nữa thì cháu đi, vì phía Việt Nam đang gọi phỏng vấn, và bên Mỹ đã có thẻ xanh rồi.
Xin hỏi: Nếu cháu đi định cư ở Mỹ, thì còn được đứng tên trên 2 giấy nhà và đất như hiện nay không? Trường hợp không được đứng tên, thì có được ủy quyền cho người khác giữ hộ không? Nếu ủy quyền giữ hộ sau này quay về làm thủ tục chuyển quyền có được không? Kính nhờ Quý Luật sư vui lòng hỗ trợ.  cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Nếu người cháu này sau khi định cư ở Mỹ và lấy quốc tịch Mỹ mà không lấy quốc tịch Việt Nam thì sẽ không có quyền và nghĩa vụ đối với đất và nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp vẫn mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với nhà ở và đất theo quy định Tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định của Luật Đất đai và Luật nhà ở. Cụ thể:

“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

Ngoài ra, tại Điều 10 Luật nhà ở 2014 quy định về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

…”

Trân trọng !

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169