Trần Tuấn Hùng

Người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam

Trong những năm gần đây tình hình những nhà đầu tư, công ty nước ngoài vào Việt Nam để kinh doanh ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng số lượng người nước ngoài tại nước ta. Khi đó, đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều người nước ngoài có nhu cầu sở hữu các bất động sản tại Việt Nam.

1. Luật sư tư vấn pháp luật đất đai

Với tình hình số lượng người nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gia tăng ở nước ta, để đảm bảo tránh trường hợp người nước ngoài sở hữu quá nhiều bất động sản gây ảnh hưởng đến chính sách cũng như quá trình phát triển của đất nước, hiện nay pháp luật nước ta có những quy định cụ thể về điều kiện và số lượng bất động sản mà người nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam.

Vậy những quy định này cụ thể như thế nào? Bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp cụ thể các vấn đề mà bạn đang vướng mắc dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức như đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời vấn đề của mình.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này.

2. Người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam

Nội dung tư vấn: Em có anh  bạn quốc tịch người đài loan, làm việc tại Việt nam 8 năm rồi! Hiện đang giữ chức vụ Giám đốc công ty! Chưa kết hôn , sinh năm 1976, Giờ anh ấy muốn làm thủ tục mua nhà tại Việt Nam, ( mua nhà chung cư)

Cho em hỏi thủ tục mua nhà tại việt nam đối với người nước ngoài thì gồm những thủ tục gì ? Em cảm ơn anh chị rất nhiều

Người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam
Tư vấn người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều kiện cá nhân nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ Điều 159 Luật nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

" 1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam".

Theo quy định pháp luật hiện nay thì cá nhân nước ngoài chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Cụ thể thì bạn của bạn hoàn toàn có đủ điều kiện tham gia mua nhà ở tại Việt nam theo quy định pháp luật.

Trình tự, thủ tục cá nhân nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Thứ nhất, Lập hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở ( do các bên thỏa thuận nhưng phải lập bằng văn bản ) gồm các nội dung sau đây:

+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

+ Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; Diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; Diện tích sàn xây dựng căn hộ; Mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

+ Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá;

Trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó

+ Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

+ Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới;

+Quyền và nghĩa vụ của các bên; Cam kết của các bên; Các thỏa thuận khác;

+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

Thứ hai, về trình tự thủ tục mua bán nhà ở chung cư và xác nhận là chủ sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài, chúng tôi đã có 1 bài viết cụ thể về vấn đề này,bạn có thể tham khảo bài viết: Điều kiện, trình tự, thủ tục mua nhà của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại VN

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo