Luật gia Nguyễn Nhung

Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

Câu hỏi: Kính chào quý công ty Luật, tôi mong quý công ty có thể tư vấn cho tôi về trường hợp ly hôn của vợ chồng chồng tôi như sau và vấn đề quyền của người cha khi nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau: Tôi kết hôn năm 2014, đến nay có 1 đứa con 27 tháng tuổi. Trước khi kết hôn tôi đã có nhà, cửa hàng và 1 công việc kinh doanh lợi nhuận khoảng 40 triệu/1 tháng. Khi vợ tôi về có mang theo 1 máy tính, 1 xe máy, 5 triệu và 1 vòng vàng.Tất cả số tài sản tôi ko hề động đến.

Đến nay, vợ chồng tôi ly hôn, mọi thứ tôi đều trả lại. Hiện tại, tôi có đầu tư thêm quy mô cửa hàng to hơn so với lúc kết hôn. Ngoài ra trong suốt quá trình chung sống, cô ấy ko có việc làm, chỉ ở nhà chăm con và trông cửa hàng giúp tôi. Lợi nhuận cửa hàng vẫn là 1 mình tôi làm và chi dùng quay vòng vốn liên tục.

Chúng tôi tới hiện tại ko có tài sản nào lớn phát sinh trong suốt quá trình hôn nhân ( ko mua xe, đất, ko gửi tiết kiệm...) vậy khi li hôn, tài sản chia như thế nào? Vấn đề quan trọng bây h với tôi là đứa con. Con tôi chưa đủ 36 tháng nên theo luật nó sẽ ở với mẹ. Nhưng mẹ nó ko có công ăn việc làm ổn định, ko có thu nhập.... Có điều nhà bố mẹ cô ấy báo với tôi rằng sẽ cho tiền, chuyển nhượng đất sang tên cô ấy để ra pháp luật cô ấy có tài sản. Ko muốn thỏa thuận để con tôi nuôi.

Nay cô ấy đứng đơn ly hôn, vậy thời gian giải quyết là bao lâu, tôi làm cách nào để trì hoãn tới lúc con 36 tháng? Hoặc nếu để mẹ nó nuôi mà về vấn đề cấp dưỡng, ý của tôi là tôi sẽ trả toàn bộ chi phí học hành của con, con sẽ ở nhà mẹ nó 2 ngày rồi về nhà tôi 2 ngày vì 2 nhà rất gần nhau thì có được không? Tôi không chuyển tiền cho cô ấy theo cữ mỗi tháng mấy triệu. Nếu cô ấy có quyền nuôi con nhưng sau đó lại đi làm xa, không trực tiếp nuôi con mà gửi ông bà ngoại thì tôi có quyền đón con tôi không? Vì tôi là bố đẻ, theo tôi nghĩ trên pháp luật tôi là người đầu tiên có nghĩa vụ nuôi con. Hoặc nếu cô ấy sau khi có quyền nuôi con mà lại cùng gia đình chuyển đi nơi khác sống, ko cho bố con tôi gặp nhau thì tôi có quyền kiện để đòi quyền nuôi ko?

Tôi đã làm 1 biên bản thỏa thuận, nội dung như sau: " Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng, các quyền lợi, nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con  như sau: -        Con sẽ do bên A nuôi trực tiếp. Mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng bên B ko trả bằng tiền hàng tháng mà sẽ chi trả toàn bộ chi phí học hành, chăm sóc con.

Riêng vấn đề ăn uống, sinh hoạt, vì con sẽ ở nhà 2 bên với thời gian bằng nhau nên cấp dưỡng ăn uống là không đúng. ( Quy định ở *) - Các quyền của bên không trực tiếp nuôi con như sau: + Bên B có quyền thăm nom, chăm sóc con, bên A phải tạo điều kiện, không được gây cản trở, khó khăn. + Trong suốt thời gian nuôi con, chúng tôi thỏa thuận về thời gian chăm sóc như sau: Một tuần có 7 ngày, thứ 2-3 con ở nhà bên A, thứ 4-5 ở nhà bên B, cứ như vậy tiếp diễn. Khi có trường hợp không đưa đón được , hai bên phải có trách nhiệm thông báo cho nhau.( *) + Vì bên A được quy định quyền nuôi con trực tiếp trên pháp luật nên trong trường hợp bên A trực tiếp nuôi, bên B sẽ chấp thuận mọi điều kiện của bên A. Nhưng nếu bên A không trực tiếp nuôi mà gửi người khác ( ông bà, cha mẹ, anh chị…) nuôi thì bên B có quyền đưa con về trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc vì bên B trên pháp luật là bố của đứa trẻ, người có quyền và nghĩa vụ chăm sóc trực tiếp với con. + Trong suốt quá trình nuôi con, bên A không được mang con đi khỏi nơi cư trú của hai bên mà không báo trước. Nếu xảy ra, bên B có quyền kiện bên A ra pháp luật vì vi phạm thỏa thuận này. + Vì bên A là người bên Đạo, bên B là người bên Lương, chúng tôi không thỏa thuận được tôn giáo cho con nên quyết định không cho con đi nhà thờ. Khi con lớn, có suy nghĩ tự quyết được sẽ do con quyết định. Bên A, B không được vi phạm.   Biên bản này được sao lưu làm 02 bản do 2 bên giữ, có hiệu lực pháp lý như nhau."

Thì có được tòa chấp nhận không? Vì cô ấy ko đồng ý thỏa thuận nên tôi nghĩ có lẽ đem tới tòa thôi.

Mong quý công ty tư vấn cho tôi nên làm thế nào để có thể yêu cầu bên kia đáp ứng quyền chăm sóc con của tôi. Hoặc có cách nào để tôi có thể giành quyền nuôi con ko? Tất nhiên tôi ko cản trở việc chăm sóc con của cô ấy. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên, có thể thấy con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Thời điểm hiện tại vợ anh đã thực hiện nộp đơn ly hôn và hai bên vẫn chưa thống nhất được người nuôi con. Thời hạn giải quyết việc đơn phương ly hôn là từ 4 tới 6 tháng.

Như vậy, khi đưa ra xét xử con của anh chị vẫn chưa đủ 36 tháng tuổi. Theo thông tin anh cung cấp, có thể thấy điều kiện về vật chất của anh có nhiều thuận lợi hơn để giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, do con của anh chị dưới 36 tháng tuổi ( cụ thể là 27 tháng ) và vợ anh không thuộc trường hợp không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Mặc dù chị không có công việc ổn định, thu nhập thấp nhưng chị được phân chia một phần tài sản chung của vợ chồng, được bố mẹ cho tiền và sẽ chuyển nhượng đất cho chị và có thời gian trực tiếp chăm sóc con nhỏ,...  Cho nên, với những điều kiện như vậy thì Toà án giao con dưới 36 tháng tuổi cho vợ anh chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thứ hai, về thỏa thuận nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

(Anh đã thực hiện lập 1 biên bản và chị không đồng ý với biên bản này, thì khi ra xét xử Tòa án sẽ không chấp nhận ( biên bản này không có giá trị pháp lý).

Bởi vì, việc thỏa thuận nuôi dưỡng chăm sóc con là dựa trên sự tự nguyện của cả vợ và chồng. Khi chị không đồng ý với biên bản anh đã thực hiện soạn thì có nghĩa là biên bản này không có giá trị pháp lý. Mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Nếu không thể tự thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Thứ ba, về quyền thăm nom, chăm sóc con

Khi quyền trực tiếp nuôi con thuộc về chị và chị đi làm xa thì anh có quyền đón con về nhà chơi khi được sự đồng ý của vợ, theo quy định tại  khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở...”

Như vậy, anh có quyền được thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, khi muốn đón con về nhà chơi thì anh có thể thống nhất với chị và được sự đồng ý của chị. Đồng thời theo quy định LHNGĐ, không được lợi dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo