Nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Cách đây vài năm thì ba cháu cũng có đi làm nương rẫy nhưng tất cả khoản tiền đó ba không đưa cho mẹ cháu để nuôi tụi cháu ăn học mà tất cả tiền đều do mẹ cháu buôn bán mà có và lo trang trải cho ăn,ở,lo cho tụi cháu học hành,và sinh hoạt trong gia đình. 20 năm qua mẹ cháu sống trong đau khổ,hằng ngày đi làm vất vả muốn đi vui chơi giải trí 1 ngày vào các dịp ngày lễ mà cũng không được, lúc nào cũng bị ba gọi về chửi, đánh,ném đồ vào người suýt mất mạng. Em cháu năm nay vào cấp 3 nên mẹ lo cho nó đi học thêm, trường cách nhà khá xa với lại không dám để nó đi 1 mình nên nhà quyết định ba ở nhà đón em cháu đi học về, còn mẹ đi làm.Được vài tháng thì gần đây gia đình có xung đột không thể hòa giải được nữa nên cháu đã khuyên mẹ làm đơn ly hôn. Luật sư cho cháu hỏi là với hoàn cảnh gia đình cháu như thế,mẹ cháu muốn đơn phương ly hôn,em cháu và cháu đều có nguyện vọng được mẹ nuôi thì mẹ cháu sẽ được những quyền lợi gì? Trong thời gian sống chung mẹ cháu có nợ cậu 470triệu để kinh doanh thì khoản nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào sau ly hôn? Và nếu như ba cháu không có ý định sẽ cấp dưỡng cho con thì tòa sẽ giải quyết như thế nào ạ? Cảm ơn luật sư đã đọc và cháu mong được sớm nhận tư vấn của luật sư ạ.
Trả lời tư vấn: Chào bạn, Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Về vấn đề ly hôn và cấp dưỡng con sau ly hôn
Căn cứ theo khoản 2 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đồng thời khoản 1 điều 83 cũng quy định:
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Như vậy, trường hợp cả hai bạn cùng ở với mẹ thì cha của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận.
Trường hợp không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định trong bản án, quyết định của tòa án nếu cha bạn không thực hiện thì mẹ bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành án.
Căn cứ theo điều 31 Luật thi hành án năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói
hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
5. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.”
2. Về nghĩa vụ trả nợ
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù
hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, nếu cha bạn cũng biết về khoản nợ và mẹ bạn sử dụng số vốn này để kinh doanh, duy trì tạo lập nguồn thu nhập cho gia đình thì cả cha và mẹ bạn đều có nghĩa vụ liên đới trả nợ.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất