Trợ cấp 1 lần thai sản quy định thế nào?
Câu hỏi:
Kính gửi Luật sư, Tôi cần tư vấn về việc hưởng chế độ BHXH một lần như sau:
Từ tháng 01/2017 đến 06/2017 tham gia BHXH với mức lương 4.550.000.
Từ tháng 11/2017 đến 01/2018 tôi tham gia BHXH với mức lương 5.250.000.
Từ tháng 5/2018 đến 3/2020 em tham gia BHXH với mức lương 9.000.000.
Từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021 em tham gia BHXH với mức lương 15.000.000.
Từ tháng 5/2021 em nghỉ thai sản đến tháng 10/2021 hết chế độ thai sản 6 tháng.
Sau khi nghỉ thai sản, vì không có người trông con nên tôi không đi mà ở nhà chăm bé và có nhu cầu hưởng BHXH một lần. Vậy cho tôi hỏi cách tính BHXH trợ cấp 1 lần của tôi có được gộp cả quá trình 6 tháng em nghỉ sinh em bé không? Vậy số tiền BHXH trợ cấp 1 lần em nhận được bao nhiêu? Em cảm ơn rất nhiều ah.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:
1. Xác định thời gian nghỉ thai sản có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
…
“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội
…”
>> Tư vấn cách tính chế độ bảo hiểm thai sản, gọi: 1900.6169
Đồng thời tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì có quy định như sau:
"Điều 42. Quản lý đối tượng
…
6.Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động ..."
Như vậy, khoảng thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do đó, thời gian nghỉ thai sản 6 tháng của bạn (từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021) khi sinh con vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
2. Cách tính tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi có thời gian nghỉ thai sản
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Trong đó:
- Xác định mức bình quân tiền lương:
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Theo đó, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một lần của bạn được tính dựa trên toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm.
Theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì có quy định như sau:
Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản.
"...
4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.”
Mức bình quân tiền lương |
= |
(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) |
: |
Tổng số tháng đóng BHXH |
- Xác định quá trình thời gian tham gia BHXH:
Ở đây, quá trình tham gia BHXH của bạn như sau:
Từ tháng 01/2017 - 06/2017( 6 tháng) tham gia BHXH với mức lương 4.550.000.
Từ tháng 11/2017 - 01/2018 ( 3 tháng) tham gia BHXH với mức lương 5.250.000.
Từ tháng 5/2018 đến 3/2020 (23 tháng) tham gia BHXH với mức lương 9.000.000.
Từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021( 13 tháng) tham gia BHXH với mức lương 15.000.000.
Từ tháng 5/2021 em nghỉ thai sản đến tháng 10/2021( 6 tháng) hết chế độ thai sản 6 tháng.
Tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH quy định như sau:
Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Tổng thời gian tham gia BHXH của chị là : 6 +3+23+13+ 6= 51 tháng( 4 năm 3 tháng). Như vậy, sẽ được làm tròn là 4,5 năm
- Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH
Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 được thực hiện theo Điều 2 Thông tư 23/2020/TT- BLĐTBXH như sau:
Năm 2017: mức điều chỉnh là 1,10
Năm 2018: mức điều chỉnh là 1,06
Năm 2019: mức điều chỉnh là 1,03
Năm 2020: mức điều chỉnh là 1,00
Năm 2021: mức điều chỉnh là 1,0
Như vậy, mức hưởng BHXH của bạn được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương= { ( 6 tháng x 4,550 triệu đồng x 1,10) + (3 tháng x 5,250 triệu đồng x 1,10) + ( 23 tháng x 9 triệu đồng x 1,06 )+ (13 tháng x 15 triệu đồng x 1,00) + (6 tháng x 15 triệu đồng x 1,0) } : 51 = 10.819.117 đồng. Ở đây, bạn tham gia đóng BHXH là 4,5 năm. Bạn có quá trình đóng từ sau năm 2014( từ tháng 1/2017- 10/2021) nên mỗi năm sẽ được hưởng 2 tháng bình quân tiền lương
Mức hưởng BHXH 1 lần = 10.819.117 x 2 x 4,5 = 97.372.053 đồng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất