Mẫu biên bản kiểm phiếu
1. Tư vấn về biên bản kiểm phiếu
Biên bản kiểm phiếu với đầy đủ các nội dung như tổng số người tham gia bỏ phiếu, số lượng người đã tham gia bỏ phiếu, số phiếu phát ra, số phiếu thu vào, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ...
2. Mẫu Biên bản kiểm phiếu
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Vào hồi ... ngày .... tháng ... năm, tại .... đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm chức danh ....
I. Thành phần tổ kiểm phiếu
1. ........................................................................... Tổ trưởng.
2. ................................................................ .......... Tổ viên kiêm thư ký
3. ............................................................................ Tổ viên.
............
II. Tình hình phát, thu hồi phiếu
1. Số phiếu phát ra: ...................
2. Số phiếu thu về: ...................
3. Số phiếu hợp lệ: ...................
4. Số phiếu không hợp lệ: .........
III. Kết quả tín nhiệm
STT |
Họ và tên |
Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại |
Chức vụ dự kiến bổ nhiệm |
Kết quả tín nhiệm |
|
Số phiếu |
Tỷ lệ (%) |
||||
1 |
... |
|
|
|
|
2 |
... |
|
|
|
|
3 |
... |
|
|
|
|
(có biểu tổng hợp phiếu tín nhiệm theo mẫu số 04/BNCB)
Biên bản được lập thành ... bản./.
THÀNH VIÊN TỔ KIỂM PHIẾU |
TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU |
-------------
Câu hỏi - Hậu quả pháp lý phát sinh khi thực hiện nội dung ủy quyền
Tôi làm cho một công ty cổ phần, Trong quá trình làm, Tổng giám đốc có ủy quyền cho tôi ký một hợp đồng kinh tế trong quá trình ông đi vắng, sau khi ký, tôi cũng thực hiện hợp đồng nhưng do điều kiện tài chính khó khăn, không thể thực hiện xong hợp đồng, và thêm nữa sau khi ký hợp đồng, tôi mới biết mã số thuế của công ty đang bị đóng do chưa thực hiện xong nghĩa vụ thuế. Vây tôi có trách nhiệm và nghĩa vụ gì trong hợp đồng tôi đã ký, xin cám ơn.
Trả lời:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:
Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Đại diện theo ủy quyền
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.”
Nếu anh/chị đại diện cho công ty (trong phạm vi giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty) để ký kết hợp đồng kinh tế thì quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng công ty phái có trách nhiệm thực hiện. Anh/chị không có trách nhiệm phải nhân danh mình thực hiện quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng đó, trừ trường hợp vượt quá phạm vi ủy quyền.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất