Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu biên bản hòa giải về việc ly hôn

Vấn đề hòa giải trong vụ việc ly hôn được thể hiện cụ thể theo mẫu biên hòa giải lập tại Ủy ban nhân dân xã phường giữa ông A và bà B về các nội dung: Tình cảm, tài sản chung, tài sản riêng, nuôn con và quyền nuôi con... như sau:

1. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN: …………

ỦY BAN NHÂN DÂN  PHƯỜNG (XÃ) ……

------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------- 

….., ngày …. tháng … năm …..

BIÊN BẢN HÒA GIẢI

(về việc ly hôn)

Hôm nay, lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …..

Tại UBND phường: ……………………………………………………………………

Chúng tôi là: ……………………………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………

Công tác tại UBND phường: ……………………………………………………………

Có lập biên bản về việc ly hôn giữa ông Nguyễn văn A và bà Nguyễn thị B cụ thể.

Một bên là: ……………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………

và Một bên là: ………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………

Ngoài ra đến dự còn có: ……………………………………

NỘI DUNG SỰ VIỆC

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

KẾT QUẢ HÒA GIẢI

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên.

Ông (bà)

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

Đại diện UBND Phường

 

 

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ông (bà)

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

---

2. Tham khảo tình huống: Tư vấn về thủ tục ly hôn và quyền trực tiếp nuôi con

Câu hỏi:

Kính thưa luật sư 2 vợ chồng tôi lấy nhau đã được 6 năm nhưng do sự bất đồng về tính cách cũng như lối sống không phù hợp nên chúng tôi quyết định ly hôn. Chúng tôi đá có 2 cháu ( 1 cháu 28 tháng tuổi và 1 cháu 16 tháng tuổi).

Tôi muốn hỏi luật su trong trường hợp chúng tôi ly dị tôi có được quyền nuôi 1 trong 2 cháu không, tôi có thấy mọi người nói nếu trong trường hợp các cháu còn bé thì ở với mẹ, nhưng trường hợp của tôi thì nếu cháu thứ 2 nhỏ quá thì ở với mẹ, còn cháu lơn ở với tôi như vậy có được không. Hay trường họp 2 cháu phái ở với mẹ đến năm bao nhiêu tuổi thì tôi mới được nhận 1 trong 2 cháu về nuôi và trong thời gian ở với mẹ 2 cháu hàng tuần tôi vẫn được đón các cháu đi chơi vào cuối tuần chứ? Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về luật cũng như quyền về việc nuôi con. Nếu như ra tòa thì tôi có được quyền nuôi 1 trong 2 cháu không.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Pháp luật quy định, khi ly hôn thì vợ, chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nghĩa vụ và quyền của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ quyền lợi mọi mặt của con. Nhưng, đối với con dưới 36 tháng tuổi theo nguyên tắc sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi.

Đối với vụ việc của anh, do cà 02 cháu đều dưới 36 tháng tuổi (1 cháu 28 tháng, 1 cháu 16 tháng) nên theo quy định sẽ được giao cho mẹ là người trực tiếp nuôi. Anh không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom con và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con với mức cụ thể được thể hiện tại bản án theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Tuy nhiên, nếu có căn cứ chứng minh vợ không đủ khả năng chăm sóc tốt nhất cho cả 02 con (điều kiện về việc làm, chỗ ở, tính chất công việc, hoàn cảnh cá nhân,...) hoặc vợ, chồng có thỏa thuận khác đảm bảo lợi ích của cả 02 con (thí dụ như nguyện vọng của anh là cha trực tiếp nuôi cháu lớn, mẹ trực tiếp nuôi cháu nhỏ) thì anh vẫn giành được quyền trực tiếp nuôi 1 cháu.

Trường hợp không giành được quyền trực tiếp nuôi con thì như phân tích trên, hàng tuần anh vẫn có quyền tới thăm nom các cháu; hoặc đưa các cháu đi chơi. Tuy nhiên, do quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nên trước khi thực hiện quyền thăm nom thì anh thông qua ý kiến của vợ để tránh mâu thuẫn, hoặc bị gây khó dễ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo