Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu bản thỏa thuận nuôi con sau khi ly hôn

Khi ly hôn, bên cạnh các tranh chấp liên quan đến phân chia tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì các tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con cũng được các cặp vợ chồng rất quan tâm bỏi nó ảnh hưởng đến quyền trực tiếp nuôi con của các bên khi ly hôn.

1. Luật sư tư vấn giải quyết về quyền nuôi con

Con cái là tài sản lớn nhất của bố mẹ, do vậy khi quan hệ hôn nhân không thể tiếp tục, hai bên vợ, chồng không thể cùng nhau tiếp tục xây dựng cuộc sống hôn nhân và cùng nhua nuôi dậy con cái và dẫn đến ly hôn thì có nhiều cặp vợ chồng phát sinh các tranh chấp liên quan đến quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các cặp vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con đảm bảo cho con có sự phát triển tốt nhất về mọi mặt. Khi đó, việc có văn bản thỏa thuận các nội dung liên quan đến quyền nuôi con là vô cùng cần thiết.

Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn, bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ về các vấn đề liên quan.

Hoặc bạn có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận nuôi con sau khi nuôi con mà chúng tôi đã soạn thảo dưới đây.

2. Mẫu văn bản thỏa thuận nuôi con sau khi ly hôn

Mẫu bản thỏa thuận nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện gửi và yêu cầu Toà án nhân dân quận/huyện…công nhận sự thỏa thuận của vợ chông về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, nội dung cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

----------------------

BẢN THỎA THUẬN

(V/v nuôi con sau khi ly hôn)

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………. Tại ……………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Vợ:

Họ và tên: ……………………………………     Năm sinh: ……………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: …………………….

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………

…………………………………………………………………...……………………………

Tạm trú: ………………………………………………………………..…………………….

…………………………………………………………………………...……………………

2. Chồng:

Họ và tên: ……………………………………     Năm sinh: ……………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: …………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….…………

……………………………………………………………………………………...……….…

Tạm trú: …………………………………………………………………………………...….

……………………………………………………………………………………………...…

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày.........tháng........năm.............Tại.........................................

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân quận/huyện………………. công nhận sự thỏa thuận của chúng tôi về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Về con chung có:...................................................................................................

Họ và tên:................................. sinh ngày...........tháng...........năm.......................................

Họ và tên:...................................sinh ngày...........tháng...........năm.......................................

Họ và tên:...................................sinh ngày...........tháng...........năm.......................................

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

..............................................................................................

..............................................................................................

……, ngày …. tháng …. năm …….

Người vợ

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Người chồng

(Ký và ghi rõ họ, tên)

-----

3. Tham khảo tình huống luật sư tư vấn vướng mắc pháp luật

Câu hỏi - Tư vấn về việc thay đổi họ theo quy định?

Chào CT luật Minh Gia. Tôi có vấn đề. Ba tôi đúng tên, đúng tuổi là L A năm nay được 61 tuổi. Lúc còn thanh niên do ba tôi sợ đi lính nên đã lấy giấy chứng minh của người khác để làm giấy cho quá tuổi đi lính và tên của giấy chứng minh đó là N A sinh năm 1950. Từ lúc đó ba tôi lấy vợ sinh ra 5 người con người nào cũng họ Nguyễn trong đó (2 người đã tốt nghiệp đại học, 1 người đang học đại học, 2 người còn lại đã lấy vợ có con). Mới đây Ba tôi đi đổi giấy chứng minh thì mới phát hiện ra ngày tháng sai (cụ thể: CMND cấp 198x là ngày x/xx/195x, đến năm 2007 đổi giấy CMND thì là ngày x/x/19xx và sổ hộ khẩu cũng ghi ngày x/x/19xx). Đến năm 2018 do tách huyện nên ba tôi đi đổi thì Cán bộ phát hiện có sai sót yêu cầu Ba tôi cung cấp giấy khai sinh để chỉnh sửa mà ba tôi không có giấy khai sinh nên yêu cầu về làm mới giấy khai sinh mới làm được CMND. Đến lúc về bộ phận Tư pháp của xã làm mới giấy khai sinh thì bộ phận Tư pháp yêu cầu cung cung cấp địa chỉ lúc xưa Ba tôi sinh ra để xác minh. Câu hỏi của tôi là: Nếu Cán bộ xác minh đúng địa chỉ của ba tôi với họ tên đúng là L A thì Tư pháp có yêu cầu Ba tôi phải chỉnh sửa lại họ tên không, có vi phạm luật gì hay không. Nếu có thay đổi vậy mọi giấy tờ của 5 người con và các cháu có bị thay đổi hay không (CMND, các loại bằng cấp, ....) Rất mong CT luật Minh Gia trả lời câu hỏi của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn...! 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

...

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

...

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ."

Trường hợp có căn cứ xác định họ, tên hiện tại của bố anh/chị không đúng sự thật thì cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu cải chính thông tin. Theo đó, nếu sau khi bố anh/chị đổi họ thì những người con có quyền yêu cầu đổi họ do cha đẻ đổi họ theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 27 trên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169