Luật sư tư vấn về vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất.
Ông bà ngoại tôi có 03 người con gái: Sau khi Ông và Bà ngoại tôi qua đời để lại đất vườn và nhà cho má tôi là Bà Đặng Thị Qưới sinh năm 1930 sử dụng (chết năm 2013), Bá tôi mất không để lại di chúc, nhưng gia đình còn 01 Bà Dì út tên Đặng Thị Ngân không chồng, không con đã về ở tại nhà Má tôi đứng tên . ( Gia đình tôi hiện tại có 6 anh, em ruột “ 5 trai và 01 gái”)
Ngày 12/06 năm ất Mùi tức ngày 27/07/2015 sau khi làm tuần mãng tang má tôi Dì út tôi có kêu 6 anh, em tôi và Dì tôi thông báo là giao đất đai – tài sản trong nhà, đất đai, chịu trách nhiệm lo đám giỗ Bà ngoại tôi và phụng dưỡng dì tôi đến khi qua đời, kèm theo 5 triệu đồng để dì tôi tiêu vặt. Lúc này anh tôi tên Lê Văn Minh sinh năm 1952 phát biểu là anh không ở, cũng không nhận nhà cửa gì hết, đứa nào có nhận ở thì ở ( Có cả Dì và 5 anh,em tôi nghe rõ), sau đó em út tôi có đứng ra nhận và hứa sẽ thực hiện tốt những gì mà Dì tôi yêu cầu.
Nhưng trước mấy ngày tổ chức đám giỗ đầu má tôi vào ngày 13/4 năm Ất mùi tức ngày 26/8/2015, anh tôi Ông Lê Văn Minh có viết một cái giấy gì đấy, theo dì tôi kể lại là nó nói Giấy ủy quyền đất đai cho nó quản lý và mang vào nhà đọc đi, đọc lại nhiều lần ép dì tôi phải ký và lăn tay, trong khi dì tôi mắt yếu, người bệnh tật, nhưng anh tôi vẫn nắm tay ép ký và lăn tay.
Hơn nữa anh tôi đã có đất được phía nội phân chia, hiện nay đã cất nhà và còn 02 bên nhà 02 lô đất nữa, trong khi em út tôi chưa có đất phải thuê đất hợp tác xã để ở tạm .
Xin các cơ quan pháp Luật giải thích cho tôi hiểu được và tư vấn cho tôi nên làm gì để giải quyết tranh chấp trên . Rất mong được sự lưu tâm và phúc đáp. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
Đối với trường hợp của gia đình bạn, bạn có nêu là mẹ bạn đang là người đứng tên trên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Do vậy, tài sản này thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn vì vậy dì bạn không có quyền của người sở hữu đối với mảnh đất này, việc anh trai bạn làm giấy ủy quyền và có chữ ký của dì bạn cho anh bạn quản lý tài sản của mẹ bạn để lại là không có giá trị (chưa kể đến việc giao dịch ủy quyền này vi phạm nguyên tắc tự nguyện của Bộ Luật Dân sự) . Như vậy,sau khi mẹ bạn mất đi và không để lại di chúc thì di sản do mẹ bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định :
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, di sản do mẹ bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất là 6 người con và những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Luật sư tư vấn về vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
CV Lê Yến-Công ty Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất