Hoài Nam

Luật sư tư vấn về : quyền thăm nom của cha mẹ không trực tiếp nuôi con.

Em năm nay 24 tuổi. Ly hôn được 2 năm ,em được quyền nuôi con. Vì bố chồng không đi lại được, thỉnh thoảng họ muốn đón con em về chơi nhưng em không cho đón. Em nhờ anh trai đưa con em lên sau đó đưa về. Bây giờ khi biết em đi nước ngoài, con em đang ở cùng ông bà ngoại. Họ muốn đón con về ở 1, 2 tuần.Trước đây chồng em không quan tâm và rất ít xuống thăm con. Anh (chị) cho em hỏi: nếu em không cho con đi thì họ có kiện ra tòa đòi lại quyền nuôi con không?

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, theo quy định này thì chồng bạn sẽ có quyền thăm nom con mà bạn không được cản trở. Tuy nhiên, việc gia đình chồng bạn muốn đem con về chơi thì phải được sự đồng ý của bạn.

Về hình thức xử phạt

Hành vi ngăn cảm quyền thăm non con của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 53 Nghị định /2013/NĐ-CP:

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhauNgoài ra, nếu như con bạn đã đủ 3 tuổi (36 tháng ) và bạn đã đi công tác nước ngoài gần 1 năm nên trong trường hợp này chồng bạn có cơ sở để khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định tạiđiểm b, khoản 2 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình:

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong trường hợp này, Tòa án cũng cần xem xét điều kiện nuôi con của người chồng để xem xét nếu có yêu cầu thay đổi.

Vì vậy, bạn không nên ngăn cấm quyền thăm nom con hợp pháp của chồng cũ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169