Làm việc trước khi công ty hoạt động truy thu BHXH thế nào?
2. Nếu không đóng truy thu được thì có phải trả vào lương cho người lao động không? và nếu trả thì bao nhiêu %VD: Cô A: Nếu đóng cho CQ BHXH tính như sau:- Lương CB: 3.560.000 đ - NLĐ đóng : 10.5%: 373.800 đ- NSD đóng: 22% : 783.200 đThực nhận: 3.560.000-373.800 = 3.126.200 đ Còn nếu không nộp cho BHXH mà trả vào lương:Thực nhận là: 3.560.000+783.200hay là: 3.560.000-373.800 + 783.200 ? Và có điều luật nào quy định cái này không? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Truy thu bảo hiểm xã hội: là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Theo quy định của pháp luật thì người lao động giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên việc nhà trường tuyển dụng giáo viên trước khi có giấy phép hoạt động là không hợp lý. Vì vậy không có căn cứ chứng minh việc truy thu bảo hiểm xã hội.
Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012 quy định: Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất