LS Nguyễn Phương Lan

Giữ tài sản của người khác để yêu cầu trả nợ có vi phạm pháp luật?

Câu hỏi: Nhờ luật sư tư vấn về giải quyết trường hợp người thứ ba ngay tình khi nhận cầm cố xe. Nội dung tư vấn như sau: Em có bán hàng cho 1 người A, nhưng người đó vỡ nợ và trốn đi, em truy tìm và thấy người đó đi xe oto nên em viết giấy cam đoan hẹn 5 ngày mang tiền lên trả và lấy lại xe, nhưng 5 ngày trôi qua người A không ghé, sau 1 thời gian có 1 người B đến hỏi và yêu cầu em trả lại xe và nói người A mượn xe của người B đi, xe chính chủ,

 

Bên em yêu cầu phải giao đủ tiền nợ bên em mới giao xe, như vậy bên em có vi phạm luật chiếm đoạt tài sản hay không, nếu không bên B kiện bên em có đủ điều kiện khởi tố và có cơ sở pháp luật không? Em xin cảm ơn

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

 

Điều 309. Cầm cố tài sản

 

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

 

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

 

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

 

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Đối với trường hợp của bạn thì bạn có bán hàng cho người A và A đã viết giấy cam đoan để hẹn 5 ngày sau trả nợ cho bạn; tuy nhiên, đây không phải là tài sản của A nên hợp đồng cầm cố giữa bạn và A vô hiệu.Bên cạnh đó, ô tô là loại động sản lớn có đăng ký nên bạn buộc phải biết chiếc xe đó không phải thuộc sở hữu của A nên việc bạn chiếm giữ chiếc xe đó không được coi là chiếm hữu ngay tình. Bạn phải trả lại xe cho B. Theo Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Bạn có thể khởi kiện yêu cầu A trả lại tiền đã vay cho bạn chứ không phải yêu cầu B trả tiền cho bạn. Thủ tục khởi kiện đòi tiền vay tài sản bạn có thể tham khảo bài viết sau:

 

=> Luật sư tư vấn về thủ tục khởi kiện đòi tiền cho vay

 

Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

 

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là102 di vật, cổ vật103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

 

Như vậy, nếu bạn đã biết đó là tài sản của B mà vẫn cố tình chiếm giữ thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự nêu trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo