Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn làm thế nào?

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp hạn chế hoặc ngăn cản quyền nuôi con sau ly hôn như sau: Vợ chồng tôi ly hôn năm 2012 và có con chung 2 tuổi, tòa tuyên tôi (mẹ cháu bé) là người trực tiếp nuôi dưỡng và chồng tôi phải cấp dưỡng nuôi cháu hàng tháng và có quyền thăm gặp con.

Tôi muốn hỏi, Tôi có quyền ngăn cấm chồng tôi không được mang con tôi đi chơi, đi du lịch... có phải mọi hành vi của chồng tôi với con đều phải xin phép tôi không, nếu tôi không đồng ý thì anh ta cũng không được đưa cháu đi không? xin cảm ơn luật sư:

Tư vấn: Bị hạn chế quyền thăm nom, nuôi dưỡng con phải làm thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Căn cứ Điều 82, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Xem trích dẫn chi tiết"

- Về nghĩa vụ, quyền của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con

Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:

"Điều 83: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định về nghĩa vụ của cha mẹ; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. 

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, đây là quyền lợi cũng là nghĩa vụ về nhân thân, mang tính bắt buộc của bậc làm cha mẹ. Theo đó, người trực tiếp nuôi con nếu gây khó, cản trở người kia đến thăm con; hoặc người không trực tiếp nuôi con nếu lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con đều là hành vi vi phạm pháp luật.

>> Tư vấn thắc mắc về hạn chế quyền thăm nom con, gọi: 1900.6169

- Về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn

Theo quy định tại Điều 81, Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định quyền chăm sóc nuôi dưỡng con như sau:

Xem trích dẫn quy định

- Xử phạt vi phạm quyền chăm sóc, nuôi dưỡng thăm gặp con

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó Điều 53 quy định về  Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau…”

Do vậy, chị không có quyền ngăn cấm chồng chị không được mang con đi đâu nếu không có sự đồng ý của chị. Tuy nhiên, trong trường hợp chồng chị lạm dụng việc thăm nom để cản trở, gây ảnh hưởng xấu tới việc nuôi con của chị thì chị có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chống chị.

---

Tư vấn quyền hạn thăm nom con sau ly hôn theo quy định pháp luật

Câu hỏi:

Kính gửi công ty luật minh gia! tôi có vấn đề xin luật sư tư vấn giúp tôi về Quyền hạn của bố mẹ về việc thăm nom con sau ly hôn. Tôi và vợ ly hôn thuận tình, chúng tôi có 01 con chung, và chúng tôi đã thống nhất với nhau là vợ tôi là người trực tiếp nuôi con, tôi có quyền thăm nom, chăm sóc con vào các ngày cuối tuần, cụ thể là tôi đón con vào chiều thứ 6 sau khi cháu đi học về và đưa con đi học vào sáng thứ 7.

Tôi có quyết định của Tòa án nhân dân quận nêu rõ: quyền trông nom, chăm sóc , giáo dục con không ai có quyền ngăn cản của tôi. Thực hiện được khoảng 1 tháng thì cô vợ tôi thông báo với cô chủ nhiệm là cấm không cho tôi đón con. Chiều thứ 6 ngày 27/10/2017 vào lúc 16h30 tôi có đến trường đón con thì bị cô giáo và nhà trường ngăn cản, không cho đón cháu. Thực sự tôi rất là bức xúc trước hành động này của vợ tôi và nhà trường vì hôm đấy tôi còn có chương trình đón cháu về quê giỗ cụ nội.

Tôi muốn hỏi tư vấn của luật sư như sau: sự việc của vợ tôi nhắn tin, gọi điện cho cô giáo yêu cầu không cho tôi đón con là đúng hay sai, có được phép như vậy không vì cô ta đang là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu? Và việc nhà trường không cho tôi đón con là đúng hay không, vì trước giờ tôi là người đưa đón cháu đi học từ năm 2015 và thực hiện đầy đủ nội qui đưa đón của nhà trường, có ảnh có tên tôi là bố cháu trong sổ đưa đón cháu. Nếu sự việc còn diễn ra nhiều lần tôi có thể kiện vợ cũ tôi việc ngăn cản quyền thăm nom chăm sóc của vợ tôi với tôi hay không? Và cũng có thể kiện nhà trường về việc ngăn cản tôi đón con. Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

"Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình"

>> Giải đáp vướng mắc về nuôi con sau ly hôn, gọi: 1900.6169

Trường hợp, sau khi đã có bản án của Tòa, vợ bạn là người trực tiếp chăm sóc con, mà gia đình vợ bạn vẫn có những hành vi ngăn cản và gây khó khăn khi gia đình bạn thăm nom cháu, bạn có thể căn cứ những quy định sau để đảm bảo quyền đối với con cái của mình.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định

Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con sau ly hôn như sau

Xem quy định chi tiết

Đối với quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con được quy định trong Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, bạn (người bố) có quyền được thăm nom con sau khi hai vợ chồng đã ly hôn trừ trường hợp hành vi này có mục đích cản trở việc chăm sóc con của người mẹ.

Căn cứ Luật Phòng chống bạo lực gia đình, “Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;” là một trong các hành vi bạo lực gia đình, theo đó mẹ vợ bạn đã có hành vi trái với quy định của pháp luật và có thể coi là một hành vi bạo lực gia đình.

Ở đây, vợ chồng bạn đã có thỏa thuận về việc thăm hỏi, chăm sóc con rất cụ thể, tuy nhiên việc vợ bạn nhắn tin, yêu cầu nhà trường ngăn cản không cho bạn đón con. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi xin tư vấn cách tốt nhất bạn nên thỏa thuận trực tiếp với vợ cũ. Nếu thỏa thuận không thành công bạn có thể lựa chọn các tiến hành các bước sau đây:

+ Yêu cầu người làm chứng chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở (có thể là tổ trưởng tổ dân phố);

+  Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo bản án đã có hiệu lực của Tòa.

Về vấn đề nhà trường ngăn cản không cho bạn đón con là do có yêu cầu từ người trực tiếp nuôi con là vợ bạn. Nhà trưởng đang làm đúng thẩm quyền của mình trong việc đảm bảo  sự an toàn cho con của bạn. Hơn nữa, việc này liên quan trực tiếp đến thỏa thuận và sự giải quyết trực tiếp giữa hai vợ chồng, trường học là môi trường học tập của trẻ em, nhà trường cũng không có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của bạn và đứa trẻ nên vấn đề này nên giải quyết giữa hai vợ chồng căn cứ vào những nội dung đã tư vấn ở trên. Nếu sau khi giải quyết mà nhà trường vẫn còn có những hành vi như bạn trình bày, bạn có thể làm việc trực tiếp với lãnh đao nhà trường yêu cầu về việc thực hiện quyền đưa đón con của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo