Luật sư Vũ Đức Thịnh

Đứng tên trên GCNQSDĐ mà không có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng gì không?

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp đất được cấp cho Hộ gia đình nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu nhưng đang đứng tên trên GCNQSD đất có được hưởng quyền lợi không?

Kính gửi các Anh chị công ty tư vấn Luật Minh Gia
Tôi có chút thắc mắc liên quan đến quyền sử dụng đất thổ cư, rất mong nhận được ý kiến tư vấn của các Anh/chị như sau:
Bố tôi có 2 gia đình riêng (lấy 2 vợ), 2 gia đình sinh sống ở 2 nơi khác nhau, cụ thể:
 - Mẹ tôi và các Anh chị em tôi sinh sống cùng bà nội (hiện tại ông bà nội đều đã mất)
 - Bố tôi và bà 2 cùng các anh chị em của bà 2 sinh sống tại nơi khác (ko cùng tỉnh với địa chỉ tôi sinh sống), và không có hộ khẩu tại nơi mẹ con tôi đang sinh sống.
- Ngoài ra, bố tôi đã thoát li và không có tên trong sổ hộ khẩu ở gia đình tôi cách đây 40 năm.
Thắc mắc:
- Mảnh đất nơi mẹ tôi và các Anh chị em sinh sống do ông bà để lại, và hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSD đất) đang chỉ để tên bô tôi, dưới hình thức Hộ ông/bà, và trong giấy CNSD đất đang để mục đích sử dụng đất: Chung .
Nay tôi có thắc mắc, trường hợp bố tôi mất, và viết di chúc để lại quyền thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái của bà 2 hoặc cho bất kỳ một ai đó thì mẹ tôi và các anh chị em có quyền lợi gì không?
Rất mong nhận được ý kiến tư vấn từ các Anh Chị!
Thanks & Best regards.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về quyền sử dụng đất trong trường hợp đất cấp cho Hộ gia đình

Theo thông tin bạn cung cấp, diện tích của ông bà bạn được cấp GCNQSD đất với nội dung: Đất cấp cho Hộ ông/bà, Mục đích sử dụng: Sử dụng chung. Do đó, tất cả các thành viên trong hộ gia đình sẽ có quyền sử dụng phần diện tích đất đã được cấp GCNQSD.

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Tại Điều Bộ luật Dân sự 2015 quy định về định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.”

Theo quy định trên, đất được cấp cho hộ gia đình bạn do vậy các thành viên trong hộ gia đình đó có tên trong sổ hộ khẩu sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với phần diện tích đất đó.

Theo thông tin bạn cung cấp, diện tích đất này đã được cấp GCNQSD và người đang đứng tên là bố bạn. Dó đó, phần đất này được cấp GCN trước khi bố bạn tách khẩu chuyển đi nơi khác. Vì vậy, bố bạn vẫn có quyền đối với phần đất tương ứng.

Như vậy, bố bạn sẽ được hưởng một phần trong khối tài sản chung này tùy thuộc vào công sức đóng góp vào khối tài sản chung đó.

Gia đình bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc chia tài sản chung trong trường hợp này.

- Thứ hai, về việc để lại di chúc và quyền thừa kế

Tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Như vậy, bố bạn có quyền để lại di chúc cho bất kỳ một người nào. Tuy nhiên, bố bạn chỉ có quyền để lại di chúc với một phần diện tích mà đã được cơ quan có thẩm quyền phân chia khi có yêu cầu phân chia tài sản chung của gia đình bạn.

Như vậy, mẹ bạn và các anh chị em bạn sẽ được hưởng phần diện tích tương ứng với công sức đóng góp vào việc bảo quản, xây dựng phần diện tích đất đó.

Trân trọng !

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169