Định đoạt tài sản chung của vợ chồng
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo như bạn cung cấp, bạn không nói rõ đất được cấp là là tài sản của riêng bạn hay là tài sản chung của cả vợ và chồng.Nên nếu mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ bạn thì vợ bạn có quyền định đoạt mảnh đất đó.
Ngược lại, nếu mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng bạn thì sẽ được giải quyết như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ chồng:
“…Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy, nếu quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Nếu 620m2 đất là tài sản chung của vợ chồng thì theo quy định tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.”
Vậy nên, việc vợ bạn một mình tự ý tách đất cho người khác mà không có sự thỏa thuận với bạn là trái quy định của pháp luật. Bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 131, Bộ luật dân sự 2015 về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
...”
Về việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng hoa màu sang đất thổ cư:
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 về Chuyển mục đích sử dụng đất:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
…d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
…2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”
Do đó, bạn có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Theo đó, bạn phải nộp 1 bộ hồ sơ gồm: a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan tài nguyên môi trường. (Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Vậy nên, trong trường hợp này cần căn cứ vào mảnh đất đó là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng bạn để xác định quyền định đoạt mảnh đất đó theo quy định của pháp luật.
- Định đoạt tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng quy định thế nào?
Thưa luật sư, cho phép tôi hỏi về làm thủ tục thừ kế như sau: Ông bà tôi có 7 người con, năm 2003 ông nội tôi mất không để lại di chúc, năm 2004 có 1 người con trai của ông mất (Con trai ông có 2 người con). Tài sản chung của ông bà là 01 ngôi nhà. Hiện tại ông bà còn có 1 người con gái không lấy chồng và hiện tại là người đang nuôi dưỡng bà tôi. Còn có 2 người con trai tranh chấp ngôi nhà đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi là trường hợp trên thì bà tôi có thể làm di chúc phần tài sản (1/2 số tài sản chung của ông bà) cho cô con gái đang nuôi dưỡng bà không?
Tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Vì ông nội của bạn mất năm 2003 nên căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:
"Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
...
2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản..."
Trường hợp nếu tài sản đó là tài sản chung của ông bà bạn thì bà bạn có quyền sở hữu ½ tài sản đó. Do vậy, bà bạn có quyền định đoạt ½ khối tài sản đó. Đồng thời bà bạn sẽ được hưởng thừa kế của ông bạn (hưởng 1 suất thừa kế).
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại, bà của bạn muốn lập di chúc để lại số tài sản của mình (1/2 số tài sản chung của ông bà bạn + phần được hưởng thừa kế) cho người con gái đang nuôi dưỡng bà. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 631, Điều 647 và Điều 648 Bộ luật Dân sự 2005:
"Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."
"Điều 647. Người lập di chúc
1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
..."
"Điều 648. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
..."
Như vậy, theo các quy định trên, nếu bà của bạn không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì bà của bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại số tài sản của bà cho người con gái đang nuôi dưỡng bà thừa kế.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất