Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện nào để hưởng chế độ thai sản?

Câu hỏi: Em có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ thai sản như sau Em có thời gian làm việc tại công ty may mặc từ tháng 6/2014 và em được đóng luôn bảo hiểm từ 6/2014 đến tháng hết tháng 11/2017. Em xin nghỉ việc vì việc gia đình. Hiện giờ em có thai được 3 tháng và dự kiến sinh vào tháng 6 năm 2018. Vậy luật sư cho em hỏi trong thời gian em không xin được việc mới em có được hưởng chế độ thai sản không? Xin cảm ơn luật sư tư vấn

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

 

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

 

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

 

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

 

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

 

Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu tính từ tháng 11/2017 đến thấng 6/2018 bạn không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tiếp thì sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

 

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Làm thế nào khi đã có quyết định nâng bậc lương nhưng vẫn hưởng bậc lương cũ?

 

Kính gởi Luật sư! Tôi mong muốn được tư vấn vì không hiểu một số vấn đề, luật sư cho tôi hỏi: Là cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Một số đồng nghiệp tôi đã tăng bậc lương từ năm 2015. Nhưng đến nay 2018 họ vẫn lãnh lương với hệ số cũ. Mà cơ quan tôi đã thay đổi thủ trưởng. Xin cho tôi hỏi: 1.Thủ trưởng mới có trách nhiệm đứng ra giải quyết không ạ? 2.Có thể lấy kinh phí của năm hiện tại để cho nhân viên truy lĩnh không ạ? Chân thành cám ơn Luật Sư. Rất mong được hồi đáp!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

 

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

 

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

 

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

 

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

 

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

 

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

 

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

 

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

 

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

 

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

 

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

 

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

 

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

 

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

 

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

 

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

 

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

 

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

 

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

 

a) Đối với cán bộ, công chức:

 

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

 

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

 

b) Đối với viên chức và người lao động:

 

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

 

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

 

Như vậy, để được nâng bậc lương thường xuyên thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đáp các điều kiện theo quy định nêu trên. Về nguyên tắc cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi quyết định nâng bậc lương thường xuyên có hiệu lực thì sẽ được hưởng hệ số lương mới. Đối với trường hợp của đơn vị bạn, bạn đã được nâng bậc lương từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn lãnh lương với hệ số cũ, trong trường hợp này bạn cần phải yêu cầu cơ quan, đơn vị của mình giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do, trường hợp không được giải quyết thì bạn có thể gửi đơn kiến nghị đến cơ quan quản lý cấp trên để yêu cầu giải quyết. Về vấn đề, truy lĩnh tiền lương chênh lệch từ việc lấy kinh phí năm của đơn vị thì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể, vì vậy đơn vị có thể đề xuất phương án đến cơ quan quản lý cấp trên để có kế hoạch chi trả truy lĩnh tiền lương của nhân viên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169