Lại Thị Nhật Lệ

Điều kiện hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm, bồi dưỡng bằng hiện vật

Theo quy định pháp luật, ngoài chế độ tiền lương và phụ cấp thông thường, người lao động còn được đảm bảo các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng khác khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại. Điều này đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động khi phải đánh đổi sức khỏe, thời gian,…để thực hiện công việc.

1.Luật sư tư vấn về điều kiện hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật.

Hiện nay, nhiều vấn đề được đặt ra khi nhắc tới phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật. Nhiều người lầm tưởng rằng hai chế độ này là một do vậy mà đánh mất quyền lợi của mình. Tuy nhiên, để được hưởng các chế độ khi làm việc trong môi trường độc hại đã nêu thì người lao động phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, đồng thời mức hưởng trợ cấp cũng có sự khác nhau giữa các đối tượng.

Do vậy, để được giải đáp một số thắc mắc về điều kiện hưởng phụ cấp độc hại, mức hưởng phụ cấp bao nhiêu? Người lao động hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật rồi có được hưởng phụ cấp độc hại nữa không? Thời hạn, hình thức chi trả như thế nào? Quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp tới số tổng đài 1900.6169 để được kịp thời hỗ trợ giải đáp.

2. Tư vấn về điều kiện, mức hưởng phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật.

Kính gửi Công ty Luật Minh Gia! Tôi có một thắc mắc như sau rất mong được công ty giúp đỡ: Hiện tại tôi đang công tác tại Đài TT-TH huyện (Đơn vị sự nghiệp cấp huyện). Tại đơn vị tôi đang vận hành máy phát thanh công suất dưới 50KW, một số cán bộ viên chức trong đơn vị dù không hưởng lương ngạch kỹ thuật viên, biên tập viên, phát thanh viên, phóng viên nhưng do điều kiện thực tế tại đơn vị nên.Tại đơn vị tôi đang vận hành máy phát thanh công suất dưới 50KW, một số cán bộ viên chức trong đơn vị dù không hưởng lương ngạch kỹ thuật viên, biên tập viên, phát thanh viên, phóng viên nhưng do điều kiện thực tế tại đơn vị nên (kể cả cán bộ kế toán) đều phải kiêm nhiệm các công việc như vận hành, điều khiển máy phát thanh, ghi hình, dựng hình, biên tập, đọc phát thanh trong phòng dựng, phòng thu. Vậy xin hỏi Luật gia những trường hợp kiêm nhiệm này có được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, bồi dưỡng bằng hiện vật trong lĩnh vực Phát thanh Truyền hình theo Thông tư 08/2010/TT-BTTTT do bộ Thông tin Truyền thông ban hành năm 2010 hay không? Rất mong được sự tư vấn của Luật gia. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, tại Điều 2 Nghị định này nêu rõ đối tượng áp dụng như sau:

“Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức thuộc biên chế nhà nước hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;

2. Viên chức quản lý, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và người lao động của doanh nghiệp xếp lương theo các bảng lương ban hành theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.”.

Tại Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT thì chế độ phụ cấp hệ số 0,1 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc:

1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW.

2. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình, máy phát thanh FM, máy phát sóng viba, vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh có công suất dưới 5KW.

3. Ghi hình, dựng hình trong trường quay, phòng dựng, phòng thu, ghi, dựng hình, đạo diễn âm thanh và hình trên xe phát thanh, xe truyền hình lưu động (phát thanh, truyền hình lưu động).

4. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện công suất từ 20KVA đến dưới 500KVA.

5. Ghi hình, lồng tiếng, thu nhạc, truyền dẫn tín hiệu âm thanh, tín hiệu truyền hình trong trường quay (Studio).

6. Vận hành trong phòng tổng khống chế trung tâm truyền hình cáp.

7. Quản lý kho phim, băng, bảo quản, sao chép tư liệu bằng băng từ, đĩa hình, đĩa tiếng, xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưu trữ, vận hành máy chiếu phim, tu sửa phục hồi phim điện ảnh.

8. Phóng viên, biên tập viên tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đạo diễn, biên tập chương trình trên xe phát thanh, truyền hình lưu động.

9. Phát thanh viên, biên tập viên dẫn chương trình trong trường quay, phòng dựng.

10. Điều hành, kiểm soát phòng phát thanh, truyền hình quốc gia.

11. Lắp đặt, sửa chữa đường dây phi-đơ anten, móng néo cột anten ở các đài phát sóng, phát thanh, truyền hình có tổng công suất từ 100 KW trở lên.

12. Lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống cung cấp điện cho đài phát thanh, truyền hình và trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm các công việc như: vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW; Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình, máy phát thanh FM, máy phát sóng viba, vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh có công suất dưới 5KW…

Đối chiếu với trường hợp của bạn, một số cán bộ viên chức trong đơn vị dù không hưởng lương ngạch kỹ thuật viên, biên tập viên, phát thanh viên, phóng viên nhưng do điều kiện thực tế tại đơn vị nên (kể cả cán bộ kế toán) đều phải kiêm nhiệm các công việc như vận hành, điều khiển máy phát thanh, ghi hình, dựng hình, biên tập, đọc phát thanh trong phòng dựng, phòng thu. Hiện nay, pháp luật lao động hiện hành không có quy định cụ thể về chế độ phụ cấp đối với công chức, viên chức kiêm nhiệm các công việc như vận hành, điều khiển máy phát thanh, ghi hình, dựng hình, biên tập, đọc phát thanh trong phòng dựng, phòng thu, do đó công chức, viên chức kiêm nhiệm các công việc nêu trên sẽ không được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169